Nghiên cứu thị trường tiêu thụ may mặc của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 56 - 60)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công việc đầu tiên là cần điều tra nghiên cứu thị trường. Cũng như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty cũng đã chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường.

4.1.1.1 Đơn vị thực hiện

Việc nghiên cứu thị trường của công ty được giao cho các các cán bộ phòng Kinh doanh, bộ phận Thiết kế và phát triển. Công ty không thuê các Công ty về nghiên cứu thị trường mà trực tiếp tham gia thu thập thông tin, dùng các phương pháp thăm dò ý kiến quan sát, tiến hành xử lý thông tin bằng cách phân loại thông tin theo vấn đề nghiên cứu, nhu cầu của nhà nhập khẩu của Công ty, tình hình thị trường hàng may mặc trong nước cũng như quốc tế.

4.1.1.2 Nội dung nghiên cứu thị trường

Các cán bộ nhân viên phòng Kinh doanh, bộ phận Thiết kế và phát triển có nhiệm vụ phối hợp với nhau để điều tra nhu cầu thị trường, tìm xu hướng thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó có thể có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng một cách phù hợp nhất hoặc có thể tạo ra các mẫu mã mới với giá cả hợp lí đáp ứng khả năng, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Phòng kinh doanh thu thập thông tin về thị trường từ rất nhiều nguồn, trước hết là dựa vào thông tin phản hồi từ các cửa hàng, đại lí .Vì bộ phận bán hàng là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sẽ có thể đưa ra những thông tin cụ thể về phản ứng của khách hàng đối với các loại mẫu mã và giá cả sản phẩm của công ty, để từ đó công ty có thể điều chỉnh và đưa ra những biện pháp hợp lí. Bên cạnh đó, công ty còn dựa vào thư hỏi

hàng trực tiếp của khách đặt hàng, dựa vào việc thu thập thông tin từ mạng Iternet, từ các nhà nhập khẩu nước ngoài,thông qua việc tham dự các hội trợ dệt may, tham khảo các tạp chí chuyên ngành về dệt may nước ngoài để có thể nắm bắt được các thông tin một cách nhanh nhất, thông tin từ kinh nghiệm thực tế của các cán bộ nhân viên trong phòng kinh doanh. Sau đó, các cán bộ nhân viên của phòng sẽ xử lí các thông tin thu thập được và đưa ra các kết quả về nhu cầu thị trường.

Nghiên cứu thị trường trong nước : những năm gần đây Công ty đã bắt đầu chú trọng đến thị trường nội địa bằng việc ra đời bộ phận thời trang kinh doanh nội địa thuộc phòng kinh doanh, các cán bộ của phòng đã chủ động hơn trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường trong nước. Các cán bộ trong phòng kinh doanh nội địa đã chủ động đi nhiều nơi để nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, thăm dò và khai thác những thông tin cần thiết cho việc ra đời các sản phẩm phù hợp.

4.1.1.3 Kêt quả nghiên cứu thị trường

Nhìn chung nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Khách hàng của Công ty bao gồm trong và ngoài nước. Do đặc thù của Công ty chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu và gia công hàng xuất khẩu nên thị trường của Công ty rất da dang và phong phú, có nhiều nước là khách hàng làm ăn lâu năm như Itochu (Nhật) S.k.Global (Hàn Quốc) Otto (Đức) DHGlobal (Hàn Quốc) WinMark... Khách hàng là các nhà phân phối, bán buôn, lẻ, những người tiêu dùng cuối cùng và gia đình họ. Đối với khách hàng nước ngoài lượng hàng mua rất lớn. Hiện nay hàng của Công ty ít chịu ảnh hưởng của thời vụ do hàng được xuất cho các nhà nhập khẩu ở nhiều vùng địa lý khác nhau.

Còn đối với thị trường trong nước, hiện nay nhu cầu về hàng may mặc cũng đòi hỏi với số lượng khá lớn. Do cơ chế mở, nhà nước khuyến khích người dân lao động, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn. Chính vì vậy nhu cầu sắm sửa của người dân càng được nâng lên đặc biệt là mặt hàng

may mặc. Không những chỉ có người dân ở các đô thị lớn mới có nhu cầu cao về ăn mặc, mà hiện nay nhu cầu mua sắm hàng may mặc sẵn đã lan rộng ra các vùng ven đô đến từng thôn xóm trong toàn quốc. Do đặc điểm của ngành may là đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã để phù hợp với nhiều tầng lớp cả về màu sắc, chất lượng, kích cỡ và phong phú cả về chủng loại hàng.

Nhìn chung khách hàng trong nước của công ty ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau và với các mức thu nhập khác nhau. Các sản phẩm của công ty phục vụ cho hầu hết tất cả các lứa tuổi, với các mức thu nhập khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cho những người có mức thu nhập trung bình.

Bảng 4.1 Kết quả nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước

Thị trường Đặc trưng Chủng loại

EU

Tiêu thụ lớn và đa dạng các loại quần áo. Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu may mặc đi EU. Chất lượng hàng may mặc đã được khách hàng chấp nhận, xuất sang các nước EU với số lượng lớn như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Điển, …

Jacket,T- shirt, áolen, quần, áo sơ mi nữ,áo khoác nữ,…

Nhật Bản

Thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt

Đồ lót, tất, jacket, comple Hoa Kỳ và

Bắc Mỹ Dân số Mỹ khá đông, sức mua lớn và nhu cầu đa dạng jacket, sơ mi, áokhoác

Nội địa

Trên thị trường Việt Nam còn nhiều mặt hàng second- hand của nước ngoài, chứng tỏ rằng nhu cầu đã vượt khả năng cung cấp trong nước. Hiện nay, khách hàng tiêu dùng may mặc có thể tạm chia làm 3 nhóm: nhóm có thu nhập thấp thường sử dụng hàng may sẵn, rẻ tiền nhưng nhanh hỏng; nhóm có thu nhập cao sử dụng sản phẩm của các hãng thời trang cao cấp; nhóm trung lưu chiếm số lượng khá đông đảo, không chấp nhận lối mặc đại trà, hàng kém chất lượng của Trung Quốc, nhưng lại không quan tâm tới các loại hàng hiệu. Đối tượng này khá khó tính, nhưng lại có nhu cầu lớn về hàng may mặc. Thời trang của họ phải đẹp, độc đáo, sang trọng, lại hợp túi tiền

Áo sơ mi, áo khoác, quần jean….

4.1.1.4 Mặt mạnh và mặt yếu của công tác nghiên cứu thị trường của công ty a) Mặt mạnh

Công tác nghiên cứu thị trường đã được công ty chú trọng, Công ty không thuê các Công ty về nghiên cứu thị trường mà trực tiếp tham gia thu thập thông tin, dùng các phương pháp thăm dò ý kiến quan sát, tiến hành xử lý thông tin

Công ty đã bắt đầu chú trọng đến thị trường nội địa bằng việc ra đời bộ phận thời trang kinh doanh nội địa thuộc phòng kinh doanh, các cán bộ của phòng đã tích cực chủ động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường trong nước. Tuy doanh thu tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 10 % trong tổng doanh thu, song thị trường trong nước vẫn có vị trí nhất định trong công tác tiêu thụ của công ty. Thị trường trong nước giúp cho công ty tiêu thụ sản phẩm xuống loại, hàng tồn kho.

Những năm gần đây, các cán bộ trong phòng kinh doanh nội địa đã chủ động hơn trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, thăm dò và khai thác những thông tin cần thiết cho việc ra đời các sản phẩm phù hợp từng vùng. Đặc biệt là mặt hàng quần âu, áo sơ mi và váy đồng phục cho các cháu học sinh tiểu học.

b) Mặt yếu

Công tác nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được tăng cường, phòng kinh doanh bộ phận thiết kế và phát triển làm việc chưa chuyên nghiệp. Hiện nay công ty đã có thêm bộ phận kinh doanh nội địa nhưng mới được thành lập một vài năm nên thực chất hoạt động vẫn chỉ là thực hiện cấp trên giao phó chứ chưa có bộ phận marketing hoạt động thực sự.

Hơn nữa, Công ty cũng chưa chọn cho các vùng thị trường từng hướng phát triển. Mỗi thị trường có những đặc điểm riêng khác nhau, công ty không thể sử dụng một chiến lược phát triển cho tất cả các thị trường, mà đối với mỗi thị trường công ty nên tiến hành khai thác thế mạnh của mình một cách hợp lí nhất theo đặc điểm riêng của thị trường đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)