Chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 60 - 66)

4.1.2.1 Đơn vị thực hiện

Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới, vào các thông tin thu được về thị trường và vào đề nghị của phòng kế hoạch mà Tổng giám đốc công ty quyết định giao chỉ tiêu Tổng doanh thu .

Sau đó, dựa vào chỉ tiêu Tổng doanh thu năm nay và tình hình tiêu thụ sản phẩm ở từng bộ phận trong các năm trước, Tổng GĐ mới ra quyết định giao khoán kế hoạch doanh thu cho từng bộ phận.

4.1.2.2 Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty a) Chiến lược tổng quát

1) Xây dựng Công ty TNHH Quốc tế Viet Pan Pacific thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại

Đây là mục tiêu quan trọng tạo cho công ty một nền tảng cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để công ty hoạt động thuận lợi trong thời gian tới. Mục tiêu này công ty phấn đấu: đến năm 2015, doanh thu của công ty đạt gấp khoảng 4 lần năm 2010, tức 112 triệu USD , đến năm 2020 doanh thu của công ty là 400 triệu USD. Trong 10 năm tới công ty sẽ nâng tổng vốn đầu tư để xây dựng công ty theo qui hoạch mới với hệ thống các xí nghiệp may sơ mi, comlê cao cấp, một trung tâm thương mại với các thiết bị hiện đại. Huy động triệt để các nguồn vốn, tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện của Bộ và Chính phủ để vay vốn ngân hàng trong nước và nước ngoài, mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn kĩ thuật và công nghệ.

2) Đa dạng hoá, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn

Trong chiến lược sản phẩm của mình công ty chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, công ty sẽ tập trung năng lực sản xuất các mặt hàng mới như: comlê, Jaket, sơ mi, quần âu.

Để có nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, công ty sẽ tổ chức nghiên cứu thiết kế mẫu mã và thời trang cho cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Đồng thời công ty phấn đấu tăng dần tỷ trọng sản xuất theo phương thức FOB:

-Năm 2015 đạt 50% doanh thu xuất khẩu. -Năm 2020 đạt 70% doanh thu xuất khẩu.

3) Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng các khâu thiết yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Công ty chủ trương xây dựng các nhà máy sản xuất các phụ kiện nghề may như: khuy, nhãn, mác, khoá kéo, bao bì các loại. Xây dựng trung tâm thương mại phục vụ cho các hoạt động thiết kế và trình diễn thời trang. Đào tạo và giới thiệu sản phẩm và các thiết bị công nghệ ở trình độ cao.

4) Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đối với thị trường xuất khẩu, công ty đặt mình vào mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy các lợi thế so sánh về tự nhiên, kinh tế- xã hội… công ty chủ trương bên cạnh việc duy trì củng cố và phát triển thị trường hiện có: Hungari, Hàn Quốc, SNG…mục tiêu đến năm 2015 là tập trung vào thị trường Đức, Canada, Bắc Mỹ.

Đối với thị trường trong nước, công ty xác định đây là thị trường đầy tiềm năng, vừa tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước

b) Chiến lược tiêu thụ bộ phận của doanh nghiệp

1) Chiến lược sản phẩm :

Công ty sản xuất các sản phẩm may mặc đảm bảo hợp thời trang, có sức thu hút, hấp dẫn cả về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng đảm bảo, thiết kế cũng như sự khéo léo tinh tế trong từng đường nét của sản phẩm, xây dựng hình ảnh và tạo niềm tin cho khách hàng.

-Các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sản phẩm : US Polo, Target, Li& Fung, JC Penn, Walmart…

-Sản xuất những sản phẩm dễ tiêu thụ và dễ kiếm lời : sản phẩm áo Jacket là chủ yếu

-Thường xuyên thay đổi cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu hay thay đổi của khách hàng từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thông thường mẫu thời trang được xây dựng dựa trên nguyên tắc sau :

Trào lưu mẫu thời trang thế giới

Bản sắc văn hoá dân tộc

Điều kiện kinh tế, khí hậu mỗi nước

Chất liệu vải, phụ kiện may

Kiểu dáng phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mỗi nước -Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty có biện pháp sau :

Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, xây dựng bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp do đặc điểm của sợi vải là dễ hư hỏng, dễ hút ẩm

Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp ( như mã hàng, nhãn mác…)

Tuân thủ đúng các yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng

Đáp ứng giao đúng hạn 2) Chiến lược giá cả của công ty

Đối với các hợp đồng gia công sản phẩm cho nước ngoài, đơn giá sản phẩm đều nhận được từ hợp đồng đã thoả thuận. Sản phẩm tiêu thụ qua từng kênh phân phối luôn ngang bằng với lượng đơn hàng công ty đã ký kết trên hợp đồng gia công.

Trước điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, Công ty rất quan tâm đến chiến lược giá cả của mình, chủ trương của Công ty là: “Bán được nhiều hàng, giữ được nhiều khách” nhằm duy trì và phát triển được thị phần của mình.

Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có chất lượng cao về chất liệu, kiểu dáng sản phẩm lẫn trình độ kỹ thuật may, cho nên giá sản phẩm của Công ty khá cao. Trong đó sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty có hai loại chính:

-Loại 1: Là các sản phẩm may xuất khẩu nhưng lại tiêu thụ trong nước Loại sản phẩm này thường có giá cao do chất lượng vải nhập ngoại, tiêu thụ trong nước bị đánh thuế cao. Bù lại chất lượng sản phẩm cao, kiểu dáng, mẫu mã đẹp được nhiều người ưa chuộng.

Ví dụ : Sơ mi Đức xuất khẩu nội địa, sơ mi Pháp xuất khẩu nội địa, Jacket xuất khẩu nội địa 2 lớp, 3 lớp…

-Loại 2: Là các sản phẩm tiêu thụ nội địa được Công ty thiết kế may trên chất liệu vải nội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng may cao. Những sản phẩm này có giá thấp hơn giá sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng vẫn là tương đối cao.

Ví dụ : áo khoác 2 lớp, 3 lớp, sơ mi dài tay,...

Bảng 4.2 Giá thành và giá bán bình quân một số sản phẩm tiêu thụ của công ty Tên sản phẩm ( đồng/ chiếc)Giá thành Giá bán bình quân( đồng/ chiếc) So sánh(%)

2011 2012 2012/2011

Áo jacket 183.000 236.000 257.000 108,8

Áo sơ mi 138.000 170.900 180.000 105,3

Quần 175.000 213.000 229.000 107,5

Qua Bảng 4.2 ta thấy giá bình quân của một số sản phẩm của công ty năm 2012 đều tăng so với năm 2011. Sản phẩm áo sơ mi có tỷ lệ tăng giá thấp nhất do công ty có chủ trương tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm này trên thị trường. Sản phẩm áo jacket là sản phẩm tiềm năng của công ty nên có tỷ lệ tăng giá cao nhất. Đây cũng là loại sản phẩm được chú trọng trong những năm tới, điều này một lần nữa khẳng định tính linh hoạt của công ty trong việc định giá bán sản phẩm

Ngoài ra, Công ty luôn cố gắng đầu tư Công nghệ hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm nguồn vào chất lượng cao, giá thấp hơn… để giảm giá thành sản xuất.

Để tăng cường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, Công ty còn áp dụng chính sách giá cả khác nhau:

- Khách mua 100 - 300 sản phẩm được giảm giá 3% - Khách mua 300 - 1000 sản phẩm được giảm giá 5% - Khách mua 1000 - 2000 sản phẩm được giảm giá 7% - Khách mua trên 2000 sản phẩm được giảm giá 10%

Có thể nói với chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý mà Công ty TNHH Quốc tế Viet Pacific áp dụng trong thời gian qua đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

4.1.2.3 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm may mặc

Công tác lập kế hoạch là một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nó là một công việc nhằm định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp và là căn cứ để cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào từng đặc điểm của từng doanh nghiệp. Những năm trước đây do chưa thâm nhập được thị trường Công ty chỉ làm hàng gia công xuất khẩu do đó Công ty chỉ lập kế hoạch sản xuất chứ không có kế hoạch tiêu thụ, công tác tiêu thụ chỉ

làm theo địa chỉ đã có. Hoạt động giữa sản xuất và tiêu thụ ở giai đoạn này không có mối liên hệ mật thiết với nhau mà tách rời nhau hoàn toàn.

Được sự giúp đỡ của công ty mẹ, khi đã có chỗ đứng trên thị trường, Công ty tự xây dựng cho mình các phương án sản xuất cũng như các phương án tiêu thụ sản phẩm kèm theo. Do đó hoạt động giữa sản xuất và tiêu thụ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là thị trường nước ngoài, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, điều tra, nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường khác nhau.

Hiện nay công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường nước ngoài được thực hiện qua hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông qua các hợp đồng mua bán này Công ty đã đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài tiêu thụ. Do nhiều năm làm công tác xuất nhập khẩu cho nên uy tín và chất lượng hàng hoá của Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài. Dựa vào những hợp đồng đã ký với bạn hàng, cân đối với năng lực sản xuất, thị trường cung ứng vật tư và khả năng vốn của mình, Công ty đã tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm tuỳ thuộc vào số lượng hàng, tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.

Đối với thị trường nội địa, căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới, vào các thông tin thu được về thị trường nội địa Tổng giám đốc công ty quyết định giao chỉ tiêu Tổng doanh thu nội địa.

Sau khi tổng hợp kế hoạch doanh thu xuất khẩu và kế hoạch doanh thu nội địa, Tổng giám đốc ra quyết định chỉ tiêu tổng doanh thu kế hoạch của năm cho cả công ty. Dưới đây là bảng kế hoạch doanh thu nội địa, doanh thu xuất khẩu và tổng doanh thu của công ty đề ra qua các năm ( Bảng 4.3 ) :

Bảng 4.3 Kế hoạch doanh thu qua các năm

( ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm So sánh ( %)

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Doanh thu nội địa 49.819 64.273 69.331 129 108

Doanh thu xuất khẩu 510.652 633.363 646.395 124 102

Tổng doanh thu 560.470 697.636 715.726 124 103

Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Viet Pan Pacific

Sau đó, dựa vào chỉ tiêu Tổng doanh thu năm nay và tình hình tiêu thụ sản phẩm ở từng bộ phận trong các năm trước, Tổng giám đốc mới ra quyết định giao khoán kế hoạch doanh thu cho từng bộ phận.

Qua Bảng 4.3 ta thấy chỉ tiêu kế hoạch doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Kế hoạch doanh thu tiêu thụ nội địa năm 2011 đạt 64.273 Triệu đồng tăng 29 % năm 2010 do năm 2011 công ty chủ trương tập trung vào thị trường trong nước nhiều hơn. Hơn nữa chi phí nguyên vật liệu tăng dẫn đến việc tăng giá một số sản phẩm năm 2011 từ đó kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2011 tăng. Dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011, công ty đề ra kế hoạch tiêu thụ năm 2012 khá sát so với năm 2011 do công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch tiêu thụ nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 60 - 66)