Hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 92 - 95)

Mục tiêu của phân phối là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và khai thác hết các vùng của thị trường, các nhóm khách hàng mục tiêu bằng việc xây dựng các phương án khác nhau cho mỗi kênh.

Phương thức tốt nhất là sử dụng hệ thống bán buôn, bán lẻ, các đại lý để cung cấp tận nơi, thuận tiện cho người tiêu dùng.

-Kênh I: Công ty– người tiêu dùng

-Kênh II: Công ty– người bán lẻ – người tiêu dùng -Kênh III: Công ty - đại lý – người tiêu dùng

-Kênh IV: Công ty– người bán buôn – người môi giới – người bán lẻ – người tiêu dùng

Đối với kênh I: Hàng được bán thẳng cho người tiêu dùng tại kho, quầy hàng... của Công ty hoặc giao tại kho, cảng, đầu mối của người tiêu dùng. Với kênh tiêu thụ này, khách hàng của Công ty thường là các doanh nghiệp mua với số lượng lớn và thường xuyên. Do đó, công ty phải đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng để giữ uy tín. Mặt khác, Công ty sử dụng các dịch vụ sau khi bán như vận chuyển đến tận nơi, chịu trách nhiệm về sản phẩm trước khi giao. Đó là những khách hàng lớn của Công ty, cần có các biện pháp khuyến khích và có mối quan hệ chặt chẽ để duy trì khách hàng cũng như doanh số bán ra.

Đối với kênh II: Hàng hoá của công ty được bán cho người bán lẻ và người bán lẻ trực tiếp bán đến tay người tiêu dùng, kênh này chủ yếu là bán các sản phẩm dệt kim.

Đối với kênh III: Hàng từ kho của Công ty được đưa đến các đại lý và các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm và qua đại lý và các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay người đại lý lại thông qua người bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Với nguồn hàng đi qua các đại lý đã được tuyển chọn kỹ và chịu sự quản lý của công ty thì người tiêu dùng cá nhân hoặc các nhà sản xuất nhỏ được đảm bảo như mua trực tiếp tại công ty. Các đại lý này được hưởng hoa hồng phụ thuộc vào doanh số sẽ bán được. Vì vậy, họ luôn cố gắng bán càng nhiều càng tốt. Khi các đại lý được mở thì khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ tốt hơn và rút ngắn thời gian lưu thông trên thị trường. Như vậy, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ dài hơn, giúp Công ty thu được nhiều lợi nhuận

hơn. Đối với thị trường nội địa, Công ty cần thực hiện ngay dự án mở rộng các đại lý ở các điểm có nhu cầu tiêu dùng lớn như ở Nam Định, Thanh Hoá, Hải Phòng, Đà Nẵng.... Có được hệ thống đại lý rộng khắp, hoạt động tiêu thụ của Công ty chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Còn với thị trường quốc tế, thông qua các đại lý của mình, Công ty giới thiệu cho người tiêu dùng thế giới biết đến sản phẩm của mình và từ đó sẽ ký kết được các hợp đồng sản xuất tiêu thụ với số lượng lớn với các đối tác nước ngoài.

Đối với kênh IV: Hàng từ nơi sản xuất qua người bán buôn, người bán lẻ thông qua người môi giới mua sản phẩm của người bán buôn, cuối cùng người tiêu dùng mua sản phẩm từ tay người bán lẻ. Công ty nên đưa ra cho người môi giới mức hoa hồng hợp lý cho từng dịch vụ môi giới. Tỷ lệ môi giới này nên ở một mức độ nói chung không làm ảnh hưởng đến mức giá của sản phẩm, mặt khác phải kích thích hoạt động của người môi giới.

Với các kiểu kênh khác nhau, Công ty có thể sử dụng chúng cho từng khách hàng và từng nhóm khách hàng cụ thể. Trong việc hoàn thiện chính sách phân phối của Công ty, ngoài việc sử dụng hiệu quả các kênh phân phối, Công ty cần tổ chức tốt việc vận chuyển, giao hàng và xây dựng lực lượng bán và tổ chức bán hàng làm việc có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 92 - 95)