Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 80 - 88)

4.1.6.1 Nguyên liệu và sản phẩm

Ngành may mặc là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng của ngành rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục đích khác nhau. Mặt khác sản phẩm may mặc phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết. Do đó, công ty may Viet Pan Pacific đã chú trọng sản xuất những sản phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, giá trị kinh tế lớn.

Sản phẩm chính của công ty là quần áo các loại dùng cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây là mặt hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ và kiểu dáng thời trang.Vì thế trong điều kiện hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, công ty đã đưa ra thị trường những mặt hàng quần áo chủ yếu như áo jaket, áo sơ mi,quần âu, áo khoác các loại…Do có sự cải tiến về công nghệ sản suất, cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên lượng sản phẩm sản xuất của công ty ngày càng tăng, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguồn nguyên vật liệu của công ty dùng cho sản xuất chủ yếu nhập từ các nước Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản chiếm 90% và nhập theo yêu cầu của các đơn đặt hàng còn 10% nhập nguyên vật liệu ở trong nước.

Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm của công ty Viet Pan Pacific ( Ảnh 4.10 – 4.12 ):

Ảnh 4 10 : áo jaket Ảnh 4.11: Áo khoác Kaki Ảnh 4.12 Áo thể thao.

4.1.6.2 Công nghệ và máy móc thiết bị a) Những đặc điểm về máy móc thiết bị

Ngay từ ngày đầu mới thành lập, công ty đã có một số máy móc thiết bị khá và được nhập chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan…

Khi nền kinh tế có sự chuyển biến, thị trường hàng dệt may trở nên sôi động hơn, các thiết bị của công ty được đầu tư lúc đầu đã lạc hậu không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu. Do vậy công ty đã tiến hành mua sắm, lắp đặt một số máy móc mới để thay thế dần máy móc cũ. Cho đến nay, công ty đã có một số máy móc khá lớn và hiện đại, sản xuất của công ty liên tục phát triển và đã có được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Với các loại máy may công nghiệp và các loại máy chuyên dùng, đặc biệt công ty đã trang bị 2 máy thêu điện tử và dây chuyền giặt mài hiện đại của Nhật Bản được điều khiển bằng máy tính, trang bị máy giác sơ đồ bằng vi tính.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc cũng được công ty hết sức quan tâm. Hàng tháng phòng kỹ thuật cơ điện của công ty đều có kế hoạch bảo dưỡng và sữa chữa máy móc trang thiết bị cho từng phân xưởng.

Mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên hàng ngày.

Tên máy Số lượng

Máy 1 kim 3901

Máy 2 kim 353

Máy vắt sổ 295

Máy thùa khuyết 77

Máy đính cúc 93

Máy chuyên dùng 1199

Máy thêu 2

Máy giặt 7

Máy sấy 9

( Nguồn : Phân xưởng công ty Viet Pan pacific)

Dưới đây là hình ảnh một số loại máy móc thiết bị sản xuất của công ty (xem ảnh 4.12 đến 4.14 ) :

Ảnh 4.13 Máy 1 kim Ảnh 4.14 Máy thùa khuyết

Ảnh 4.15 Máy vắt sổ

b) Đặc điểm về quy trình công nghệ của công ty

Sơ đồ 4.1 Dây chuyền sản xuất củ

69 Chuẩn bị sản xuất giặt NVL vải Nhà cắt trải vải, giác mẫu đánh số, nhập kho Thêu Nhà may, may các bán thành phẩm, thành sản phẩm Giặt Là KCS PX hoàn thành đóng gói, đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty May Việt Pan Pacific là qui trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được đưa qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau, tuy công ty sản xuất rất nhiều mặt hàng nhưng tất cả đều phải qua các công đoạn : Cắt, may, là, đóng gói.. Riêng đối với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải qua 2 công đoạn đó ở các phân xưởng phụ. Ta có thể thấy qui trình sản xuất của công ty được tiến hành như sau :

Nguyên vật liệu (vải) được nhập về từ kho theo chủng loại vải mà hợp đồng ngoại đã yêu cầu đối với từng mặt hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, cắt thành bán thành phẩm và đánh số. Sau đó các bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phận may trong xí nghiệp. Bộ phận may được chia thành nhiều công đoạn như may tay, may cổ, may thân thành một dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền là hoàn thành sản phẩm. Khi sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, rồi chuyển qua bộ phận KCS của xí nghiệp và KCS của hãng đặt gia công để kiểm

tra chất lượng. Sau khi được kiểm nghiệm, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói và đóng kiện.

Công ty May Viet Pan Pacific là loại hình công nghiệp gia công chế biến hàng tiêu dùng. Sản phẩm của công ty là mặt hàng may mặc theo nhiều số khác nhau. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn hàng đặt gia công của khách hàng là chủ yếu. Sản phẩm của công ty được sản xuất theo 1 qui trình công nghệ khá hợp lý .

4.1.6.3 Nguồn nhân lực

Công ty May mặc Việt Pan – Pacfic có bộ máy hết sức gọn nhẹ. Tổng giám đốc là người Hàn Quốc điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Công ty có một số chuyên gia là người Hàn Quốc phụ trách những mảng kỹ thuật và thực hiện giám sát sản xuất. Đây là các chuyên gia công ty mẹ cử sang nhằm giúp đỡ công ty.

Bảng 4.10 Số lượng lao động của Công ty May Viêt Pan Pacific 2012

STT Chỉ tiêu 2012 Tổng số lao động 3400 I Cán bộ gián tiếp - Đại học - Cao đẳng - Trung học - Khác 348 90 87 89 82

II Cán bộ trực tiếp điều hành sản xuất

- Trình độ đại học

- Trình độ cao đẳng và trung cấp

310

92 218

III Công nhân sản xuất trực tiếp

- Bậc thợ 6/6 - Bậc thợ 5/6 - Bậc thợ 4/6 - Bậc thợ 3/6 - Bậc thợ 2/6 2742 46 68 338 578 1712

Từ bảng 4.10 ta thấy lao động tại Công ty được phân theo quan hệ với quá trình sản xuất thành hai loại:

-Lao động trực tiếp sản xuất: là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

-Lao động gián tiếp: đây là bộ phận lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất của Công ty như nhân viên kỹ thuật, đội xe, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý hành chính.

Tổng số lao động hiện thời tại Công ty vào khoảng: 3400 lao động, với gần 89 % là lao động nữ, phù hợp với tính chất công việc đòi hỏi sự cẩn trọng, tỷ mỷ. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ đông cũng ảnh hưởng tới ngày công lao động do thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ làm ảnh hưởng khá nhiều tới năng suất lao động chung. Lao động trực tiếp chiếm khoảng 89,76% và lao động gián tiếp chiếm 10,24 % tổng số lao động tại Công ty. Tỷ trọng này cho thấy bộ máy hành chính của Công ty khá tinh giảm và gọn nhẹ. Nhìn chung cán bộ quản lý công ty có trình độ, năng nổ và sáng tạo. Trong công tác ít bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ: quan liêu, bao cấp. Vì vậy đây là yếu tố thuận lợi giúp công ty thích nghi với cơ chế quản lý mới.

Do đặc thù ngành may mẫu mã thay đổi theo từng thời vụ do vậy định mức lao động ở công ty luôn thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh. Mỗi người công nhân phải hoàn thành một công đoạn trong gia công sản phẩm, do vậy bằng phương pháp bấm giờ và kinh nghiệm dựa trên cơ sở xác định về trình độ bậc thợ, sức khoẻ mà đặt ra mức lao động cho mỗi công nhân.

4.1.6.4 Khách hàng

Đối với khách hàng nước ngoài, hiện nay công ty có gần 9 khách hàng thường xuyên mua hàng. Công ty chi đối tượng khách hàng của mình thành các nhóm khách hàng chính như sau:

Bảng 4.11 Một số khách hàng chính của công ty may Viet Pan Pacific

TT Khách hàng Thị trường Các sản phẩm chính

1 DHGlobal Hàn Quốc Jacket + áo khoác

2 Dooyoong Hàn Quốc Jacket + áo khoác

3 New Korsty Mỹ Jacket + áo khoác

4 Glotex Mỹ Jacket + áo khoác + sơ mi

5 Itochu Nhật Jacket + Sơ mi

6 Otto Đức Jacket + Sơ mi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Flexcom Hà Lan Jaket

8 Textyle EU Jaket

9 Weetherproof EU Jacket

( Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Viet Pan Pacific )

Đối với khách hàng Việt Nam, công ty cũng thiết lập được mạng lưới khách hàng là những công ty xuất khẩu như: công ty quốc tế Woojin, công ty TNHH may quốc tế JEIL,…Đây là những khách hàng tiềm năng, có uy tín đã ký hợp đồng kinh tế dài hạn với công ty nên sản phẩm của công ty đã được xác định khách hàng truyền thống có tính ổn định và đảm bảo bên cạnh việc tiếp cận và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ngoài các khách hàng trên hiện công ty đang đàm phán và thực hiện các công việc cần thiết để thiết lập quan hệ với các khách hàng tại Mỹ và các nước EU.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty ở trong nước, khách hàng có thể trực tiếp đến mua hàng tại kho hàng của công ty theo mẫu mã và chủng loại đã có sẵn. Đối với khách hàng muốn đặt hàng công ty cũng sẵn sàng ký kết hợp đồng bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và tiến hành sản xuất với số tiền ứng trước là 15% trị giá của hợp đồng.

Hình thức bán lẻ của công ty thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại công ty và Hà Nội, phương thức này chủ yếu dùng để phục vụ khách hàng vãng lai và khách sở tại.

4.1.6.5 Đối thủ cạnh tranh

Với sản phẩm công ty phục vụ nhu cầu trên thị trường xuất khẩu, công ty chịu ảnh hưởng từ công ty đối thủ: công ty Singapore Sin Joo Boo, công ty TNHH may Việt Hàn, công ty may Phong Phú. Ngoài ra công ty còn chịu sức ép trước các công ty ở Bắc Giang như: công ty cổ phần may Bắc Giang, công ty Cổ phần may Xuất Khẩu Hà Bắc,…

Còn đối với sản phẩm công ty phục vụ nhu cầu trên thị trường nội địa, công ty gặp phải nhữn sản phẩm của những xí nghiệp quốc doanh trung ương, xí nghiệp quốc doanh địa phương, cơ sở tư nhân có tên tuổi. Sự cạnh tranh này xảy ra chủ yếu ở khu vực thành thị.

Thực tế cho thấy là ở thị trường trong nước, sản phẩm áo sơ mi và quần âu của các công ty may Việt Tiến, may Nhà Bè, An Phước,… đã và đang tích cực mở thêm mạng lưới tiêu thụ là các cửa hàng đại lý ở các thành phố lớn kể cả đến tận tay người tiêu dùng. Họ cũng thấy thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng đầy sức hút và đang ra sức tăng doanh số bán ở thị trường trong nước giành lại thị phần bằng sức cạnh tranh của sản phẩm. Các công ty này luôn là đối thủ mạnh của công ty may Quốc tế VietPan Pacific.

Tuy nhiên nếu xem xét các chỉ tiêu đánh giá ưu thế của một doanh nghiệp về: quy mô thiết bị, nhà xưởng; số lượng lao động; bộ máy tổ chức quản lý; sản lượng, doanh thu hàng năm; thu nhập bình quân người lao động; thị trường tiêu thụ sản phẩm và uy tín doanh nghiệp thì có công ty may Thăng Long, may Đức Giang, May 10, may Chiến Thắng là những công ty có vị thế nổi bật nhất trong các công ty phía Bắc.

Bên cạnh đó, công ty còn chịu sự cạnh tranh của các công ty nổi tiếng về áo sơ mi cao cấp như công ty may Việt Tiến, An Phước…chủ yếu là trên thị trường miền Nam. Đây là những đối thủ mạnh của công ty Quốc tế Viet Pan Pacific đặc biệt là trong kế hoạch mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam.

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước thì công ty còn phải đương đầu với sản phẩm may mặc nhập ngoại tràn lan cả bằng đường chính thức và không chính thức từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore...thời gian qua hàng nhập ngoại đã chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước, đặc biệt là phải kể đến hàng nhập ngoại từ Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những hàng này có chất lượng kém như hàng mỏng hay mầu sắc không bền nhưng bù lại chúng có mẫu mã phong phú và đa dạng, mầu sắc hài hoà bao gói đẹp, tiện lợi nhanh thay đổi mốt, các chủng loại sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu cho mọi đối tượng. Giá bán sản phẩm vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là vùng có thu nhập thấp như nông thôn vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 80 - 88)