Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Viet Pan Pacific; phân tích điểm mạnh, điểm yếu; kết hợp với những cơ hội, thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Viet Pan Pacific có thể tổng hợp trong ma trận SWOT ( Bảng 4.12)
Qua ma trận SWOT, ta có thể đề xuất thêm một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm của công ty :
-Giải pháp SO (giải pháp phát triển): giải pháp dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường : Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất các nhóm sản phẩm chất lượng cao tiêu thụ mạnh, công ty cần có biện pháp hạ giá thành sản phẩm để tạo sự cạnh tranh về giá nhằm phát triển hệ thống kênh phân phối theo chiều sâu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
-Giải pháp WO: giải pháp dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường : Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới, phát triển đội ngũ chuyên gia nghiên cứu thị trường và đội ngũ bán hàng, đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng. Mặt khác, công ty cần khai thác thị trường tiềm năng như thị trường ngoại thành, nông thôn và đẩy
mạnh chính sách hỗ trợ cho các nhà phân phối
-Giái pháp ST: giải pháp dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường: Công ty cần có biện pháp tăng cường cho các đại lý bán lẻ và sử dụng chiến lược giá linh hoạt nhằm tăng cường sức mạnh hệ thống kênh phân phối hiện có và phát triển kênh phân phối ở thị trường doanh nghiệp chưa có thị phần.
-Giải pháp WT: giải pháp dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường: Công ty cần chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường và phát
triển sản phẩm mới và thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
Bảng 4.12 Ma trận SWOT trong tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty
Ma trận SWOT
Điểm mạnh – S
- Cơ cấu chủng loại phong phú - Chất lượng sản phẩm tốt - Thương hiệu có uy tín trên thị trường
xuất khẩu, tạo được quan hệ tố và uy tín cao với nhiều khách hàng lớn - Tiềm lực tài chính mạnh với sự hỗ trợ
lớn từ công ty mẹ Pan Pacific - Mạng lưới tiêu thụ trải rộng khắp các
tỉnh miển Bắc , nhất là thị trường Hà Nội
- Đội ngũ cán bộ quản lí giàu năng lực, nhiều kinh nghiệm
- Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại
Điểm yếu - W
- Mới chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm chủ đạo
- Vẫn còn chênh lệch lớn giữa tỉ trọng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa - Thị trường tiêu thụ phân bố không đồng đều, Công ty chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường miền Trung và miền Nam.
- Công tác thị trường chưa hiệu quả, nghiên cứu thị nhu cầu thị trường nội địa chưa được chú trọng - Đội ngũ marketing, nhân viên bán
hàng, nhân viên phục vụ sau bán hàng làm việc chưa chuyên nghiệp
Cơ hội – O
- Việt Nam có lao động trẻ, dồi dào, giá nhân công rẻ - Tiềm năng thị trường nội
địa rất lớn
- Có nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm tương đối lớn và ổn định - Thâm nhập thị trường
ngoại thành, nông thôn là thị trường đang được các doanh nghiệp bỏ ngỏ
Kết hợp S – O
- Đẩy mạnh sản xuất các nhóm sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ mạnh - Nghiên cứu các biện pháp hạ giá
thành sản phẩm để tạo sự cạnh tranh về giá
- Phát triển hệ thống kênh phân phối theo chiều sâu
- Mở rộng thị trường tiêu thụ ở các thị trường mà Viet Pan Pacific chưa có thị phần
Kết hợp W – O
- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Phát triển đội ngũ chuyên gia nghiên cứu thị trường và đội ngũ bán hàng - Đẩy mạng dịch vụ sau bán hàng, dịch
vụ chăm sóc khách hàng - Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín trên
thị trường
- Khai thác thị trường tiềm năng: thị trường ngoại thành, nông thôn - Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho các nhà phân phối Thách thức – T - Cạnh tranh mạnh bởi các nhóm sản phẩm của doanh nghiệp cùng ngày - Giá nguyên vật liệu tăng
cao và chưa chủ dồng được nguồn nguyên liệu - Thị trường tài chính trong
nước biến động phức tạp - Lạm phát có chiều hướng
gia tăng
Kết hợp S – T
- Tăng cường cho các đại lý bán lẻ - Chất lượng sản phẩm cần được duy
trì và phát triển
- Sử dụng chiến lược giá linh hoạt - Tăng cường sức mạnh hệ thống kênh
phân phối hiện có, bổ sung đại lý bán mới
- Phát triển kênh phân phôi ở thị trường doanh nghiệp chưa có thị phần
Kết hợp T – W
- Chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường và phát triển sẩn phẩm mới
- Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Trong nền kinh tế kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật vừa tạo nên những cơ hội vừa đặt doanh nghiệp đứng trước những thử thách, nguy cơ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cách chiếm lĩnh thị trường tốt nhất, đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Chỉ có những doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được nhu cầu thị trường và thích ứng được với cơ chế hoạt dộng của nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH May mặc Việt Pan Pacific đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Với cơ cấu chủng loại phong phú, chất lượng sản phẩm tốt cùng sự hỗ trợ lớn từ công ty mẹ Pan Pacific Trading, Công ty TNHH Viet Pan Pacific đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa, công ty chỉ mới đạt được một số thành công nhất định. Mạng lưới tiêu thụ của công ty tập trung khá lớn ở miền Bắc, nhưng công ty chưa có thị phần ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng sau khi bán làm việc chưa hiệu quả.
Để thương hiệu may Viet Pan Pacific khẳng định được vị thế trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, rất cần thiết phải có những định hướng, chiến lược phát triển thương hiệu trong thời gian tới. Công ty phải tăng cường công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường nhằm tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ. Bên cạnh đó, công ty cũng phải xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời việc chủ động nguyên liệu, tiếp thu công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là những giải pháp hữu hiệu nhằm tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty.
Có thể nói, với truyền thống và các thế mạnh sẵn có, cùng chủ trương và chính sách đúng đắn, chắc chắn công ty đạt được nhiều thành công.
5.2 Kiến nghị
Để hoạt động phát triển thị trường của Công ty Quốc tế Viet Pan Pacific, Nhà nước đóng vai trò rất quang trọng. Nhà nước nên có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường tiêu thụ .
- Nhà nước nên thông tin thường xuyên về sự thay đổi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những biến động về nền kinh tế, xu hướng phát triển… để doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch của mình.
- Đảm bảo thi hành luật nghiêm minh, làm tốt công tác ngăn ngừa, xử lí hoạt động trốn thuế và buôn lậu, các gian lận thương mại để đảm bảo hoạt động cạnh tranh là công bằng, trung thực. Hiện nay, có một số doanh nghiệp vừa dệt vừa may hoạt động rất có hiệu quả do tự cung ứng được đầu vào nên có lợi thế hơn các doanh nghiệp chuyên may khác… Nhà nước cần phải điều chỉnh sao cho các doanh nghiệp may phải cùng cạnh tranh lành mạnh.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước có thể vay vốn dễ dàng hơn trong việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật.
- Xây dựng mức thuế hợp lí để các doanh nghiệp may có thể hạ được giá thành sản xuất, đặc biệt là đối với sản phẩm phải nhập nguyên vật liệu mà trong
nước chưa đáp ứng được. Đồng thời xúc tiến để tạo nên tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp may trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước để tránh tạo nên sự cạnh tranh quá gay gắt giữa các doanh nghiệp may trong nước với nhau. Có như vậy, hàng nội mới có khả năng cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
- Và điều quan trọng cần làm nhất hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may phát triển trên thị trường là Nhà nước phải có các biện pháp thiết thực như đầu tư vốn, công nghệ, có chính sách ưu đãi để ngành dệt may và các ngành cung cấp phụ liệu phát triển kịp sự phát triển của ngành may, đảm bảo cho đầu vào của các doanh nghiệp may luôn được ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty Quốc tế Viet Pan Pacific năm 2012
2. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Quốc tế Viet Pan Pacific 2010 -2012
3. Trần Minh Đạo ( 2003 ). Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân
4. Nguyễn Ngọc Huyền (2009). Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân
5. Dương Thị Quỳnh Lan (2012). ‘Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty TNHH Poongchin Vina’, Luận văn
Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 6. Nguyễn Xuân Quang (1999). Marketing thương mại , Nhà xuất bản
Thống kê
7. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Viet Pan Pacific, Nguồn: Website của công ty Quốc tế Viet Pan Pacific http://www.panpcific.com
8. Thị trường cho hàng may mặc và xu hướng nhập khẩu cho hàng may mặc thế giới, Nguồn : http://www.voer.edu.vn/module/thi-truong-cho-hang-
may-mac-va-xu-huong-nhap-khau-hang-may-mac-tren-gioi, ngày truy cập
20/11/2013
9. Chương Huyền ( 2012). “ Công ty Quốc tế Việt Pan - Pacific: Bứt phá trong xuất khẩu hàng may mặc” , Bản tin kinh tế của báo điện tử Bắc Giang ngày 24/12/2012. Nguồn: www.baobacgiang.com.vn , ngày truy cập 8/10/2013
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC ĐẠI LÝ VÀ CỬA HÀNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY QUỐC TẾ VIET PAN
PACIFIC
Mục tiêu chính của hoạt động khảo sát này nhằm xác định mức độ cạnh tranh của một số sản phẩm may mặc của công ty Quốc tế Viet PanPacific tiêu thụ trong các đại lý/ cửa hàng. Đại lý/ cửa hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm của công ty như chất lượng, mẫu mã, màu sắc, giá cả và tỷ lệ chiết khẫu của công ty cho các đại lý. Nhằm giúp đại lý trong việc tăng sản lượng tiêu thụ và xây dựng các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cho công ty Viet Pan Pacific xin quý đại lý vui lòng giúp đỡ bằng cách trả lời chi tiết mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Thông tin chung về người được phỏng vấn: Tên cửa hàng/ đại lý:
Địa chỉ: Chủ cửa hàng: Số điện thoại: Email:
2. Xin anh/ chị cho biết ý kiến của anh/ chị về tỷ lệ chiết khấu của công ty: a. Cao so với công ty khác
b. Chấp nhận được, đảm bảo cho đại lý/ cửa hàng kinh doanh có lãi c. Thấp không đảm bảo cho đại lý/ cửa hàng kinh doanh có lãi, cần tăng
thêm.
d. Thấp so với các công ty khác
3. Xin anh/ chị cho biết ý kiến của anh/ chị về giá bán của công ty đối với một số sản phẩm sau đây:
Tên sản phẩm Cao Bình thường Thấp
Áo sơ mi Áo jacket
Quần jean Áo khoác Quần áo dệt kim
4. Anh/ chị cho biết ý kiến về mẫu mã các sản phẩm dưới đây:
Tên sản phẩm Đa dạng Không đa dạng Áo sơ mi
Áo jacket Quần jean Áo khoác Áo dệt kim
5. Anh /chị hãy đánh dấu X vào sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất: Tên sản phẩm Sản phẩm tiêu thụ nhiều nhất Áo sơ mi Áo jacket Quần jean Áo khoác Áo dệt kim