Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 47 - 50)

3.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm

Công ty TNHH May mặc Việt – Pan Pacific là một Công ty 100 % vốn nước ngoài chuyên về sản xuất và gia công xuất khẩu các mặt hàng may mặc. Sản phẩm của công ty những năm gần đây khá đa dạng và phong phú tuy nhiên những mặt hàng chủ yếu vẫn là jăcket, áo sơ mi, quần các loại…với hơn 50 mẫu mã sản phẩm khác nhau. Công ty đang tập trung nghiên cứu những sản phẩm có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, hướng tới việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng khác biệt, mẫu mã màu sắc đa dạng nhằm khẳng định đẳng cấp thương hiệu.

Công ty may Quốc tế Viet Pan Pcific là loại hình công nghiệp gia công chế biến hàng tiêu dùng. Sản phẩm may mặc theo nhiều số khác nhau được sản xuất hàng loạt theo đơn hàng đặt gia công của khách hàng là chủ yếu. Nguồn nguyên vật liệu của công ty dùng cho sản xuất chủ yếu nhập từ các nước Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản chiếm 90% và nhập theo yêu cầu của các đơn đặt hàng còn 10% nhập nguyên vật liệu ở trong nước.

3.1.3.2 Đặc điểm về loại hình sản xuất

Để sản xuất các mặt hàng về may mặc căn cứ trên hợp đồng kinh tế cụ thể với khách hàng, công ty phân ra các loại hình tổ chức sản xuất :

a) Gia công hàng may mặc

Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài trong đó có quy định rõ các điều kiện cụ thể : mẫu mã sản phẩm, quy cách bao bì đóng gói, cung cấp đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu theo định mức thống nhất và thu nhận các sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo số lượng, thời hạn và địa điểm giao hàng. Hoàn thành công việc trên chủ hàng sẽ thanh toán cho công ty giá trị gia công. b) Sản xuất hàng may mặc

Công ty nhận các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc. Công ty có mẫu mã, quy cách sản phẩm, nguyên liệu,phụ liệu v.v… để các doanh nghiệp ký hợp đồng có thể lựa chọn và để sản xuất.

3.1.3.3 Đặc điểm về thị trường

Thị trường tiêu thụ của Công ty được chia làm 2 loại đó là thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

a) Thị trường nước ngoài

Đã nhiều năm Công ty coi thị trường nước ngoài là thị trường chính của Công ty. Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là một số nước như Mỹ, Nhật, Canada,…Với sự giúp đỡ của công ty mẹ và sự năng động của bộ máy tổ chức, công ty cũng đã chủ động tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường. Mặt khác, công ty cũng cố gắng đổi mới trang thiết bị và dây truyền công nghệ sản xuất để có những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp yêu cầu của thị trường mới. Trong một thời gian ngắn, Công ty đã nỗ lực cố gắng trong sản xuất và nhờ đó sản phẩm hàng hoá sản xuất ra đa dạng hơn, chất lượng và năng suất lao động cũng được nâng cao hơn. Do đặc thù của Công ty chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu và gia công hàng xuất khẩu nên thị trường của Công ty rất đa dạng và phong phú, có nhiều nước là khách hàng làm ăn lâu năm, bên cạnh đó Công ty cũng đã mở rộng và quan hệ làm ăn với nhiều nước mới như EU, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, …

Thị trường Nhật Bản là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao của công ty. Thị trường Mỹ trong những năm gần đây cũng đã có xu hướng tăng lên. Một số thị trường mới như EU, Châu Phi,… công ty đã có những bạn hàng tốt nhưng công ty vẫn chưa đẩy mạnh để tăng thị phần ở thị trường này. Thị trường EU là một trong những thị trường tiềm năng, hàng năm EU nhập khẩu hơn 70 Tỷ USD quần áo các loại, vì vậy đây là một trong những thị trường tiềm năng lớn. Mặc dù vậy, EU là một trong những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, mẫu mã phong phú, đa dạng. Trong thị trường EU, khách hàng Đức chiếm

tỷ lệ 30%, sau đó đến Nga, Hà Lan và các nước khác. Các nước trong khối EU ngành công nghiệp của từng nước phát triển không đều, CHLB Đức họ chú trọng chủ yếu vào các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp nặng, còn công nghiệp nhẹ như may mặc chủ yếu dựa vào nhập khẩu nên sản phẩm của công ty xuất khẩu sang Đức chiếm tỷ trọng cao. Ở Nga, sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở một số đại lý của người Việt ở Nga.

b) Thị trường trong nước

Thị trường nội địa của công ty chiếm tỷ lệ còn nhỏ, doanh thu nội địa chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên Công ty cũng đã chú trọng đến thị trường nội địa bằng việc ra đời bộ phận thời trang kinh doanh nội địa thuộc phòng kinh doanh.

Thị trường miền Bắc là khu vực thị trường chủ yếu của Công ty do Công ty đã xác định thị trường này là thị trường mục tiêu của mình. Hiện nay, công ty đã xây dựng một mạng lưới tiêu thụ ở một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định…và tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Tại đây, công ty đã xây dựng một mạng lưới tiêu thụ khá dày với nhiều cửa hàng đại lí. Sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường này, do địa bàn gần nên chi phí vận, việc thăm dò khảo sát và trao đổi thuận lợi hơn. Đối với thị trường các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… dân cư ở đây có thu nhập khá cao, có nhu cầu đối với sản phẩm của công ty, công ty đã thiết lập được một số cửa hàng, đại lí tại khu vực này.

Đối với thị trường miền Trung, thị phần của công ty còn nhỏ. Tại các thành phố lớn như Huế, Đà Năng… công ty đã xây dựng được một số cửa hàng, đại lí song tốc độ còn kém. Những thị trường này xa nơi sản xuất chính của công ty nên chi phí vận chuyển cao, song một số điểm như Huế, Vinh, Đà Nẵng… lại là những thị trường đầy triển vọng.

Thị trường miền Nam, tuy có số dân đông, mức sống cao, nhu cầu may mặc lớn nhưng sự cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt, công ty phải đối mặt với những đối thủ mạnh như may Việt Tiến, may Nhà Bè, may Sài Gòn nên thị phần của công ty trên thị trường miền Nam vẫn còn nhỏ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty quốc tế viet pan pacific (Trang 47 - 50)