Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 46 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo

1.4.3.1. Yếu tố khách quan

Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước

Trong xu thế phát triển và biến đổi không ngừng của kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật. Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò của Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới, phát triển, thời kì xây dựng CNH - HĐH đất nước như “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, “đổi mới phương pháp dạy học”, “đổi mới công tác quản lí”, “mở rộng và nâng cao chất lượng

35

đào tạo ngoại ngữ”… được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng XI, các Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị Quyết Quốc hội, Luật giáo dục, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ… Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của các cấp giáo dục về đổi mới PPDH,... là những căn cứ pháp lí thuận lợi cho công tác đổi mới HĐDH nói chung, HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THPT theo hướng trải nghiệm.

Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động

- Điều kiện về văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương nơi trường đóng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục HS của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường đối với HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

- Vấn đề chỉ đạo KT, ĐG của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác quản lí HĐDH sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐDH. Đồng thời việc KT, ĐG của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

Điều kiện CSVC và trang thiết bị phục vụ bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lí. Cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các TBDH và có sự đầu tư, quản lí tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường.

Các nhà trường cần thường xuyên rà soát, thống kê, kiểm tra để bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường

Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chức Đội... trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác dạy học môn Ngữ văn hướng trải nghiệm.

36

1.4.3.2. Yếu tố chủ quan

Về trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

Trình độ và năng lực quản lí của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng HĐDH trong nhà trường. Ngoài việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, thì phải thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đảm bảo chất lượng HĐDH. Ngoài ra, người lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, đảm bảo được quyền lợi của tập thể CB, GV, NV trong nhà trường, các chính sách, đãi ngộ để CB, GV, NV yêu nghề, gắn bó với nghề và có điều kiện học tập nâng cao trình độ để có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn

Trình độ, năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, phẩm chất của GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng GD của nhà trường. Để thực hiện được hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm, GV chính là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Nếu cán bộ giỏi, chỉ đạo thực hiện tốt công tác rõ ràng, có kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục nói chung, hiệu quả dạy học theo định hướng năng lực sẽ không thể đạt được như mong muốn. Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lí phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng đội ngũ GV, xây dựng được nếp sinh hoạt chuyên môn.

Trình độ của học sinh

Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của HS là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi HS có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải quyết các vấn đề do bài học đặt ra của GV là dễ dàng và thuận lợi. Ngược lại, GV rất vất vả và phải tính đến tính nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người GV. Trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kĩ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.

37

Kết luận chƣơng 1

Dạy học theo hướng trải nghiệm là hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, có sự định hướng của giáo viên, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho người học.

Nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT bao gồm Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng nghiệp.

Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT bao gồm Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT; Tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT; Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT; Đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường THPT bao gồm yếu tố chủ quan (Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước; Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động) và yếu tố khách quan (Về trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL; Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn; Trình độ của học sinh; Điều kiện CSVC và trang thiết bị phục vụ bị dạy học; Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường)

38

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)