Cách thức xử lí số liệu sau khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Cách thức xử lí số liệu sau khảo sát thực trạng

Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu:

Tính điểm trung bình:

ĐTB  Di. Ni

N

Trong đó: ĐTB: là điểm trung bình Di: là điểm mức độ đạt được Ni: số người cho điểm mức độ N: số người tham gia khảo sát

Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Quy ƣớc tiêu chí và điểm đánh giá

STT Tiêu chí Điểm

1

- Không quan trọng

1 điểm - Chưa bao giờ

- Kém - Không ảnh hưởng 2 - Ít quan trọng 2 điểm - Thỉnh thoảng - Trung bình - Đôi khi 3 - Quan trọng 3 điểm - Thường xuyên - Khá - Ảnh hưởng 4 - Rất quan trọng 4 điểm - Rất thường xuyên - Tốt - Rất ảnh hưởng

44

- Điểm trung bình đánh giá các mức độ tác động:

1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Không quan trọng / Chưa bao giờ/ Kém/ Không ảnh hưởng 1,75 < ĐTB ≤ 2,50: Ít quan trọng/ Thỉnh thoảng/ Trung bình/ Đôi khi 2,50 < ĐTB ≤ 3,25: Quan trọng/ Thường xuyên/ Khá/ Ảnh hưởng

3,25 < ĐTB ≤ 4,00: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Tốt/ Rất ảnh hưởng

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng Trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về mục tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Văn Yên theo định hướng trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1;2 và 3), kết quả thu được ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trƣờng THPT theo hƣớng trải nghiệm

STT Nội dung

Ý kiến đánh giá riêng Đánh giá chung

CBQL Giáo viên Học sinh

SL % SL % SL % SL %

1 Rất quan trọng 6 60 9 56,3 51 42,5 66 45,2

2 Quan trọng 4 40 5 31,3 61 50,8 70 47,9

3 Không quan trọng 0 0 2 12,5 8 6,7 10 6,8

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng có 45,2% người được khảo sát đánh giá HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh là rất quan trọng, trong đó có 6/10 (chiếm 60%) ý kiến của CBQL, 9/18 (chiếm 56,3%) ý kiến của GV và 51/120 (chiếm 42,5%) ý kiến của HS.

Nhìn chung, hầu hết CBQL, GV và HS của các trường THPT trên địa huyện Văn Yên đều cho rằng việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết và cần được đặc biệt quan tâm. HS học môn tốt môn Ngữ văn sẽ có được những kĩ năng cần thiết làm cơ sở để học tập các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt hơn, các kĩ năng HS rèn luyện được sau khi học môn Ngữ văn sẽ giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.

45

Tôi tiến hành phỏng vấn cô T.T.H, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Lương Bằng, cô cho biết: “Việc dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh trong giai đoạn hiện nay không chỉ là rất cần thiết mà còn là yêu cầu bắt buộc theo chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Yên Bái về thực hiện CTGD phổ thông hiện hành từ năm 2018. Riêng môn Ngữ văn là một môn khó có thể đo được chính xác kết quả học tập của HS bằng thông số định lượng. Bởi vậy, việc thay đổi nhận thức của GV và HS về việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực HS là rất quan trọng”.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh còn cho rằng dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là không quan trọng với tỉ lệ đánh giá của giáo viên là 12,5%, học sinh là 6,7%.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số HS các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chưa nhận thức được vai trò của môn Ngữ Văn và tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, mục đích học tập môn Ngữ văn của HS. Tuy nhiên vẫn còn một số em HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Ngữ văn nên các em còn ngại học, học chỉ để phục vụ thi tốt nghiệp THPT. Qua đó, việc giáo dục cho HS về tầm quan trọng của môn Ngữ văn và sự cần thiết phải học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy có một bộ phận nhất định CBQL, GV và HS ở các trường THPT huyện Văn Yên nhận thức chưa đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Điều này đặt ra cho các nhà QL trường THPT trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS trong các nhà trường về tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các nhà trường.

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông

Khảo sát 26 CBQL và giáo viên về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

46

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức tiếng việt 5 19,2 18 69,2 3 11,5 0 0,0 3,08 2 Kiến thức văn học 9 34,6 15 57,7 2 7,7 0 0,0 3,27

3 Ngữ liệu 0 0,0 17 65,4 9 34,6 0 0,0 2,65

Từ bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy rằng:

- Nội dung “Kiến thức văn học” có 9/26 (chiếm 34,6%) CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/26 (chiếm 57,7%) đánh giá là thường xuyên, 2/26 (chiếm 7,7%) ít khi thực hiện. Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên nhất với DTB = 3,27 (xếp thứ nhất).

- Kế tiếp là “Kiến thức tiếng việt” với ĐTB = 3,08 trong đó có 5/26 (chiếm 19,2%) CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện là rất thường xuyên, 18/26 (chiếm 69,2%) CBQL và GV đánh giá là thường xuyên. Hai nội dung bị đánh giá thấp nhất đó là “Ngữ liệu” với ĐTB = 2,65 (xếp thứ 3).

Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức tiếng việt 24 20,0 51 42,5 33 27,5 12 10,0 2,73 2 Kiến thức văn học 40 33,3 47 39,2 25 20,8 8 6,7 2,99 3 Ngữ liệu 12 10,0 43 35,8 36 30,0 29 24,2 2,32 Từ bảng số liệu trên nội dung được học sinh đánh giá mức độ thực thường xuyên nhất đó là “Kiến thức văn học” với ĐTB=2.99, kế tiếp là “Kiến thức tiếng việt” với

47

ĐTB=2,73, nội dung “Hoạt động hướng nghiệp” với ĐTB=2,79 và nội dung bị đánh giá ít sử dụng nhất đó là “Ngữ liệu” với ĐTB=2,32.

Nhìn chung, CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên đã thực hiện đầy đủ nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, theo quy định của phân phối chương trình đã được phê duyệt; nội dung học tập được tinh giản gọn nhẹ hơn; nội dung học tập theo chủ đề khá hấp dẫn, phát huy được năng lực học tập cho HS và được xây dựng theo tinh thần bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. HS học môn Ngữ văn khá tích cực, ôn tập những nội dung đã được GV giảng dạy trên lớp, đồng thời có nghiên cứu, chuẩn bị nội dung học tập trước khi lên lớp. Hiệu trưởng dựa trên chương trình môn học đã phê duyệt để có các biện pháp quản lí GV và HS nhằm nâng cao chất lượng GD. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình nội dung của môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các nhà trường thực chất mới chỉ là sự sắp xếp lại các bài học từ phân phối chương trình nội dung theo khung của Sở GD&ĐT Yên Bái theo các chủ đề, theo từng nhóm kiểu văn bản, từng nhóm kiến thức phân môn Văn, làm văn, tiếng Việt; bổ sung nội dung trải nghiệm GD đạo đức hướng tới xã hội, hướng tới bản thân cho từng bài học theo Đề án triển khai của Sở GD&ĐT. Khi xây dựng nội dung chương trình, GV mới chỉ quan tâm chủ yếu về tính bất hợp lí về mặt thời lượng cho từng bài học trong SGK, từng chủ đề, hoạt động dạy học; đã có quan tâm nhất định đến tính bất hợp lí về kiến thức, nội dung nhưng chưa mạnh dạn loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu; chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các HĐGD và bổ sung các HĐGD khác; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường theo mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Chính vì thế có nhiều HS cho rằng môn Ngữ văn là môn học khó, học không vào nên có tâm lí sợ học môn Ngữ văn, chỉ học đối phó trên lớp, về nhà không chăm chỉ học bài, chủ quan dẫn đến chất lượng học tập môn Ngữ văn không cao. Điều này đòi hỏi các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới cần đổi mới nội dung trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn, vừa để

48

tăng kiến thức, tri thức cho HS, vừa làm cho HS thêm yêu thích môn Ngữ văn, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn trong các nhà trường THPT huyện Văn Yên.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông trải nghiệm ở trường trung học thổ thông

2.3.3.1. Thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh THPT huyện Văn Yên chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1 và 2), tiến hành khảo sát trên 26 CBQL và GV, thu được kết quả như bảng 2.10 sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm

T T Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 18 69,2 8 30,8 0 0,0 0 0,0 3,69 2 Phương pháp giải quyết

vấn đề 11 42,3 10 38,5 4 15,4 1 3,8 3,19

3 Phương pháp đóng vai 0 0,0 11 42,3 9 34,6 6 23,1 2,19 4 Phương pháp đàm thoại 0 0,0 15 57,7 7 26,9 4 15,4 2,42 5 Phương pháp thảo luận

nhóm 0 0,0 10 38,5 11 42,3 5 19,2 2,19

6 Phương pháp trò chơi 0 0,0 5 19,2 14 53,8 7 26,9 1,92 7 Phương pháp dạy học dự

án 0 0,0 14 53,8 10 38,5 2 7,7 2,46

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, GV sử dụng “phương pháp thuyết trình” (ĐTB = 3,69), “Phương pháp giải quyết vấn đề” (ĐTB = 3,19), là những phương pháp giáo viên áp dụng chủ yếu. Thực tế cho thấy, hiện nay công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Môn Ngữ văn có đặc trưng riêng trong khi giảng dạy, qua kết quả nghiên cứu nhận thấy một số nhóm phương pháp GV dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải

49

nghiệm ít, thậm chí không sử dụng như: “Phương pháp trò chơi”, “Phương pháp đóng vai”, “phương pháp thảo luận nhóm”. Thực tế trên cho thấy, một bộ phận GV ưa chuộng cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, ở nhiều nơi việc học môn Ngữ văn ở HS trở nên nhàm chán.

Việc sử dụng các phương pháp dạy học mới trong giờ dạy môn Ngữ văn vẫn còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô N.K.H tổ trưởng tổ văn trường THPT Chu Văn An cô cho biết “Hiện nay dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường, tổ Ngữ văn đã tăng cường bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học để tăng sự tương tác, trải nghiệm trong quá trình học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh thêm hăng say học tập, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm. Giáo viên chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giải quyết vấn đề…”

Chúng tôi tiến hành khảo sát phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm trên đối tượng là học sinh và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh về thực trạng phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 59 49,2 11 9,2 50 41,7 0 0,0 3,08 2 Phương pháp giải quyết

vấn đề 14 11,7 23 19,2 61 50,8 22 18,3 2,24

3 Phương pháp đóng vai 0 0,0 19 15,8 72 60,0 29 24,2 1,92 4 Phương pháp đàm thoại 4 3,3 30 25,0 67 55,8 19 15,8 2,16 5 Phương pháp thảo luận

nhóm 20 16,7 26 21,7 70 58,3 4 3,3 2,52

6 Phương pháp trò chơi 0 0,0 34 28,3 69 57,5 17 14,2 2,14 7 Phương pháp dạy học dự

50

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, Học sinh đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên nhất là “Phương pháp thuyết trình” với ĐTB=3,08; Kế tiếp là “Phương pháp thảo luận nhóm” với ĐTB=2,52; “Phương pháp giải quyết vấn đề” với ĐTB=2,24. Theo đánh giá của học sinh thì phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm mà giáo viên ít sử dụng nhất đó là “Phương pháp đóng vai” với ĐTB=1,92; “Phương pháp dạy học dự án” với ĐTB=2,13. và “Phương pháp trò chơi” với ĐTB=2,14.

Nhìn chung hiện nay, trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, giáo viên sử dụng PP thường xuyên nhất vẫn là PP thuyết trình và dạy học đọc. Phương pháp đóng vai, Phương pháp trò trơi… đây là những PP dạy học tích cực, tuy nhiên GV còn chưa sử dụng nhiều, dẫn đến kết quả đạt được của các PP này được đánh giá rất thấp. Giáo viên ít sử dụng các PP tích cực dẫn đến việc GV chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo độc lập trong học tập môn Ngữ văn. Giáo viên còn làm việc quá nhiều, giảng bài liên miên không có trọng tâm, thậm chí đôi lúc còn làm việc thay cho cả HS. HS thì tiếp thu bài một cách thụ động, không hứng thú xây dựng bài, có biểu hiện học qua loa và rất ngại giao tiếp. Một số GV còn chưa chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những PP giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS nên chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm chưa thực sự như mong muốn.

Từ những thực trạng yếu kém trên đặt ra cho các trường THPT huyện Văn Yên trong thời gian tới cần đổi mới PP giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)