8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng
2.3.3.1. Thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm
Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh THPT huyện Văn Yên chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1 và 2), tiến hành khảo sát trên 26 CBQL và GV, thu được kết quả như bảng 2.10 sau:
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm
T T Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 18 69,2 8 30,8 0 0,0 0 0,0 3,69 2 Phương pháp giải quyết
vấn đề 11 42,3 10 38,5 4 15,4 1 3,8 3,19
3 Phương pháp đóng vai 0 0,0 11 42,3 9 34,6 6 23,1 2,19 4 Phương pháp đàm thoại 0 0,0 15 57,7 7 26,9 4 15,4 2,42 5 Phương pháp thảo luận
nhóm 0 0,0 10 38,5 11 42,3 5 19,2 2,19
6 Phương pháp trò chơi 0 0,0 5 19,2 14 53,8 7 26,9 1,92 7 Phương pháp dạy học dự
án 0 0,0 14 53,8 10 38,5 2 7,7 2,46
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, GV sử dụng “phương pháp thuyết trình” (ĐTB = 3,69), “Phương pháp giải quyết vấn đề” (ĐTB = 3,19), là những phương pháp giáo viên áp dụng chủ yếu. Thực tế cho thấy, hiện nay công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên các phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Môn Ngữ văn có đặc trưng riêng trong khi giảng dạy, qua kết quả nghiên cứu nhận thấy một số nhóm phương pháp GV dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải
49
nghiệm ít, thậm chí không sử dụng như: “Phương pháp trò chơi”, “Phương pháp đóng vai”, “phương pháp thảo luận nhóm”. Thực tế trên cho thấy, một bộ phận GV ưa chuộng cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, ở nhiều nơi việc học môn Ngữ văn ở HS trở nên nhàm chán.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học mới trong giờ dạy môn Ngữ văn vẫn còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô N.K.H tổ trưởng tổ văn trường THPT Chu Văn An cô cho biết “Hiện nay dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường, tổ Ngữ văn đã tăng cường bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học để tăng sự tương tác, trải nghiệm trong quá trình học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh thêm hăng say học tập, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm. Giáo viên chủ yếu áp dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giải quyết vấn đề…”
Chúng tôi tiến hành khảo sát phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm trên đối tượng là học sinh và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh về thực trạng phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm
TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp thuyết trình 59 49,2 11 9,2 50 41,7 0 0,0 3,08 2 Phương pháp giải quyết
vấn đề 14 11,7 23 19,2 61 50,8 22 18,3 2,24
3 Phương pháp đóng vai 0 0,0 19 15,8 72 60,0 29 24,2 1,92 4 Phương pháp đàm thoại 4 3,3 30 25,0 67 55,8 19 15,8 2,16 5 Phương pháp thảo luận
nhóm 20 16,7 26 21,7 70 58,3 4 3,3 2,52
6 Phương pháp trò chơi 0 0,0 34 28,3 69 57,5 17 14,2 2,14 7 Phương pháp dạy học dự
50
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, Học sinh đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên nhất là “Phương pháp thuyết trình” với ĐTB=3,08; Kế tiếp là “Phương pháp thảo luận nhóm” với ĐTB=2,52; “Phương pháp giải quyết vấn đề” với ĐTB=2,24. Theo đánh giá của học sinh thì phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm mà giáo viên ít sử dụng nhất đó là “Phương pháp đóng vai” với ĐTB=1,92; “Phương pháp dạy học dự án” với ĐTB=2,13. và “Phương pháp trò chơi” với ĐTB=2,14.
Nhìn chung hiện nay, trong quá trình dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, giáo viên sử dụng PP thường xuyên nhất vẫn là PP thuyết trình và dạy học đọc. Phương pháp đóng vai, Phương pháp trò trơi… đây là những PP dạy học tích cực, tuy nhiên GV còn chưa sử dụng nhiều, dẫn đến kết quả đạt được của các PP này được đánh giá rất thấp. Giáo viên ít sử dụng các PP tích cực dẫn đến việc GV chưa phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo độc lập trong học tập môn Ngữ văn. Giáo viên còn làm việc quá nhiều, giảng bài liên miên không có trọng tâm, thậm chí đôi lúc còn làm việc thay cho cả HS. HS thì tiếp thu bài một cách thụ động, không hứng thú xây dựng bài, có biểu hiện học qua loa và rất ngại giao tiếp. Một số GV còn chưa chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những PP giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS nên chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm chưa thực sự như mong muốn.
Từ những thực trạng yếu kém trên đặt ra cho các trường THPT huyện Văn Yên trong thời gian tới cần đổi mới PP giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của HS, tạo điều kiện tối ưu cho HS trải nghiệm. Với PP giảng dạy tích cực, GV cần có các thao tác và hoạt động trên lớp một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Điều này không những giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, rèn luyện, mà còn giúp học sinh trải nghiệm thêm hiểu biết về đất nước, con người và nền văn hóa của nước nhà.
2.3.3.2. Thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo sát 26 CBQL và GV về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, kết quả thu được như bảng 2.12.
51
Bảng 2.12. Khảo sát CBQL và giáo viên về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm
TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %
1 Thực địa, tham quan,
dã ngoại 0 0,0 3 11,5 15 57,7 8 30,8 1,81
2 Câu lạc bộ văn học 0 0,0 14 53,8 10 38,5 2 7,7 2,46 3 Diễn đàn văn học 0 0,0 12 46,2 11 42,3 3 11,5 2,35 4 Giao lưu văn học 0 0,0 3 11,5 14 53,8 9 34,6 1,77 5 Sân khấu hóa văn
học 0 0,0 6 23,1 16 61,5 4 15,4 2,08
Đánh giá của CBQL và GV về hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm thì hình thức được sử dụng nhiều nhất đó là "Các hoạt động xã hội/ tình nguyện” với ĐTB=2,69, kế tiếp là "Câu lạc bộ văn học” với ĐTB=2,46. Hình thức dạy học theo hướng trải nghiệm được đánh giá ít sử dụng nhất đó là "Giao lưu văn học” với ĐTB=1,77.
Để tìm hiểu hạn chế về hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí T.V.H cán bộ Sở GD&ĐT Yên Bái, đồng chí cho biết "Tổ chức câu lạc bộ, diễn đàn: Một số trường THPT tuy có thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàn nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được năng khiếu, sở trường của các em, ngày thành lập câu lạc bộ thì hoạt động rầm rộ nhưng hoạt động thì thưa thớt, lèo tèo, thiếu những nhân tố có khả năng tập hợp và điều hành; Tổ chức hình thức sân khấu hóa: Công phu và tốn nhiều thời gian; một số giáo viên năng lực tổ chức còn hạn chế; Một số hoạt động chưa liên kết được chặt chẽ, hệ thống và nhuần nhuyễn các bài học/tiết học liên quan đến bộ môn ngữ văn nên đôi lúc còn rời rạc, thiếu lôgic; có khi còn nặng về hình thức, phô trương, lãng phí; Tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới
52
hình thức tham quan dã ngoại: Tốn thời gian, kinh phí và tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn nếu như thiếu các giải pháp; có một số cơ sở giáo dục, sau mỗi chuyến đi, kết quả thu lại chỉ dừng lại ở một vài hình ảnh đăng trên trang Web của trường và trên facebook của một số cá nhân...”
Để tìm hiểu thêm về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, chúng tôi tiến hành khảo sát trên đối tượng HS, kết quả thu được như bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13. Khảo sát học sinh về thực trạng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm
TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %
1 Thực địa, tham quan,
dã ngoại 0 0,0 29 24,2 61 50,8 30 25,0 1,99 2 Câu lạc bộ văn học 0 0,0 51 42,5 50 41,7 19 15,8 2,27 3 Diễn đàn văn học 0 0,0 50 41,7 49 40,8 21 17,5 2,24 4 Giao lưu văn học 0 0,0 16 13,3 55 45,8 49 40,8 1,73 5 Sân khấu hóa văn học 0 0,0 36 30,0 46 38,3 38 31,7 1,98 Từ bảng số liệu 2.13 chúng ta thấy rằng về hình thức dạy học môn Ngữ văn theo định hướng trải nghiệm thì hầu hết HS cho biết mức độ thực hiện còn ít. Cũng như đánh giá của học CBLQ và giáo viên, đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện rất thường xuyên không có hình thức nào được đánh giá. Hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm chủ yếu được GV áp dụng đó là "Các hoạt động xã hội/ tình nguyện” với ĐTB=2,40 (xếp thứ nhất), "Câu lạc bộ văn học” với ĐTB=2,27 (xếp thứ 2), "Diễn đàn văn học” với ĐTB= 2,24 (xếp thứ 3), "Thực địa, tham quan, dã ngoại” ĐTB= 1,99 (xếp thứ 4), "Sân khấu hóa văn học” với ĐTB=1,98 (xếp thứ 5), "Giao lưu văn học” với ĐTB= 1,73 (xếp thứ 6).
Nhìn chung, về hình thức dạy học môn Ngữ văn, qua khảo sát cho thấy, một số GV đã chú ý đa dạng hoá hình thức dạy học, sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Tuy nhiên hình thức dạy học trong môi trường giả định, môi trường thực tế trải nghiệm GV không áp dụng nhiều. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới GV
53
cần kết hợp hình thức dạy học cả lớp với làm việc cá nhân hay làm việc nhóm theo hướng trải nghiệm… GV cần kết hợp sử dụng thường xuyên, khéo léo và linh hoạt trên lớp, trong một tiết dạy hoặc ngoại khoá. Về phía các nhà trường, chưa tổ chức cho các em đi thực tế do điều kiện kinh phí và lo lắng về khâu an toàn cho HS. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên, cần tăng cường công tác xã hội hóa trường học, nhằm tăng nguồn kinh phí cho HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí N.C.T phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Lương Bằng, đồng chí cho biết “Dự án mô hình trường học mới đã đưa HĐTN vào tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động này được thực hiện sáng tạo, hiệu quả, giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế… Sau mỗi lần đi trải nghiệm và trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn, HS tích cực, chủ động, tăng kĩ năng sống. Tuy nhiên dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm mức độ thực hiện còn chưa thường xuyên, nguyên nhân do trình độ năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên trong nhà trường còn hạn chế. Ví dụ như để tổ chức sân khấu hóa văn học thì bản thân các nhà trường phải có "đạo diễn" chương trình còn hoạt động nghiên cứu khoa học và tham quan, dã ngoại cần phải có con người và kinh phí thực hiện, tuy nhiên trong các nhà trường thì rất ít người có thể tổ chức, thiết kế được chương trình cũng như điều kiện, tài chính để tổ chức”.
Dạy học theo hướng trải nghiệm vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên Ngữ văn ở các trường THPT huyện Văn Yên, song thực chất không phải là vấn đề xa lạ mà ít nhiều đã có trong thực tiễn GD nước ta. Dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm đã được đưa vào trong các chương trình GD nhằm hướng tới sự phát triển, tiến bộ của học sinh. Tuy dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm các trường chủ yếu tiến hành tổ chức các HĐTN ngoài giờ học. Các HĐNGLL các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình, tuy nhiên hình thức trải nghiệm còn chưa phong phú và HS thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. GV Ngữ văn tổ chức HĐTN cho HS chưa phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của HS, nghĩa là HS được học từ trải nghiệm.
54
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông