Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 97 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động

dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, để học sinh học tập và có cơ hội tiếp thu tri thức thông qua hoạt động trải nghiệm một cách tốt nhất.

86

Phát triển các điều kiện phục vụ cho hoat động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái theo mục tiêu cấp học có nhiều thuận lợi hơn. Huy động các nguồn lực từ ngoài nhà trường để tăng cường hỗ trợ cho hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của giáo viên.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nêu trên, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên Ngữ văn, các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả các nội dung sau đây:

- Tăng cường nguồn nhân lực cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

+ Nguồn nhân lực chính của các trường THPT huyện Văn Yên là toàn bộ lực lượng GV, nhân viên với khả năng chuyên môn của từng người được huy động tham gia vào các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, đây là nội lực sẵn có của nhà trường. HS dưới sự hướng dẫn của GV chủ động tham gia và điều khiển hoạt động của nhóm, lớp cũng là lực lượng mạnh nhất, lớn nhất, vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục.

+ Nguồn lực bên ngoài là tổ chức xã hội, đoàn thể, hội cha mẹ HS, hội khuyến học quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường nguồn lực tài chính và CSVC cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

+ Nguồn lực tài chính bao gồm nguồn ngân sách của Nhà nước và nguồn tài chính ngoài ngân sách. Nguồn ngân sách của Nhà nước thu chi trong dự toán, cần có kế hoạch sử dụng chặt chẽ, tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

+ Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhằm tăng nguồn chi phí, do trường huy động trong quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục.

+ Nguồn lực vật chất bao gồm toàn bộ CSVC như phòng học, sân chơi, tất cả phương tiện, dụng cụ, thiết bị được sử dụng cho hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm. Các điều kiện CSVC ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các nhà trường.

- Tăng cường công tác thông tin.

Nguồn lực thông tin là những dữ liệu đã được phân tích xử lí, có giá trị cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải

87

nghiệm. Tăng cường nguồn thông tin là tăng thêm khả năng quản lí nhà trường. Dư luận trong HS, phụ huynh HS và xã hội đóng góp cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là những thông tin cần thiết, cần xử lí kịp thời để mang lại hiệu quả dạy học.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Huy động nguồn nhân lực cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Bằng cách tạo được sự đồng thuận của đa số cán bộ GV, nhân viên của nhà trường tham gia tích cực, chủ động để phát huy nội lực. Ngoài ra có thể mời thêm bên ngoài về báo cáo chuyên đề, hoặc làm hướng dẫn viên, hoặc các nhà tư vấn cho hoạt động dạy học. Huy động lực lượng cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể tham gia giúp đỡ nhà trường.

Vai trò Hiệu trưởng lãnh đạo, quản lí ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lực trong nhà trường, và ngoài nhà trường, quyết định hiệu quả của việc huy động và sử dụng nguồn lực của nhà trường.

Tăng cường nguồn lực tài chính cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó dành cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm một khoản chi phí thường xuyên. Vận động sự đóng góp từ cha mẹ HS và các tổ chức xã hội quan tâm đầu tư cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

Tăng cường CSVC cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Bằng cách tận dụng CSVC đã có sẵn của trường và chủ động khai thác điều kiện của địa phương để trang bị mới.

Tăng cường công tác thông tin cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Tổ chức giảng dạy và học tập bằng ứng dụng công nghệ thông tin, tập huấn cách khai thác mạng Internet, thư viện điện tử, tổ chức diễn đàn trao đổi trong GV, HS, lập hòm thư điều em muốn nói. Tổ chức cho HS tham dự các Lễ hội dân gian truyền thống nhân dịp lễ, Tết.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường phải có nguồn nhân lực cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Toàn thể cán bộ, GV, công nhân viên và các lực lượng xã

88

hội tham gia vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm phải có năng lực, nhiệt tình với tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Lực lượng xã hội là phụ huynh, đoàn thể, nhân dân tại địa phương trường đóng, cần tham gia vào xây dựng kế hoạch, góp ý về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

Nhà trường phải có nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất: Nhà trường cần giành một nguồn tài chính phục vụ cho tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Đồng thời phải đầu tư tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, xây dựng được hệ thống thông tin về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm của nhà trường THPT.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)