Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của dạy học

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về mục tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Văn Yên theo định hướng trải nghiệm, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1;2 và 3), kết quả thu được ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trƣờng THPT theo hƣớng trải nghiệm

STT Nội dung

Ý kiến đánh giá riêng Đánh giá chung

CBQL Giáo viên Học sinh

SL % SL % SL % SL %

1 Rất quan trọng 6 60 9 56,3 51 42,5 66 45,2

2 Quan trọng 4 40 5 31,3 61 50,8 70 47,9

3 Không quan trọng 0 0 2 12,5 8 6,7 10 6,8

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng có 45,2% người được khảo sát đánh giá HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh là rất quan trọng, trong đó có 6/10 (chiếm 60%) ý kiến của CBQL, 9/18 (chiếm 56,3%) ý kiến của GV và 51/120 (chiếm 42,5%) ý kiến của HS.

Nhìn chung, hầu hết CBQL, GV và HS của các trường THPT trên địa huyện Văn Yên đều cho rằng việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết và cần được đặc biệt quan tâm. HS học môn tốt môn Ngữ văn sẽ có được những kĩ năng cần thiết làm cơ sở để học tập các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt hơn, các kĩ năng HS rèn luyện được sau khi học môn Ngữ văn sẽ giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.

45

Tôi tiến hành phỏng vấn cô T.T.H, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Lương Bằng, cô cho biết: “Việc dạy học theo hướng trải nghiệm cho học sinh trong giai đoạn hiện nay không chỉ là rất cần thiết mà còn là yêu cầu bắt buộc theo chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Yên Bái về thực hiện CTGD phổ thông hiện hành từ năm 2018. Riêng môn Ngữ văn là một môn khó có thể đo được chính xác kết quả học tập của HS bằng thông số định lượng. Bởi vậy, việc thay đổi nhận thức của GV và HS về việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực HS là rất quan trọng”.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh còn cho rằng dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là không quan trọng với tỉ lệ đánh giá của giáo viên là 12,5%, học sinh là 6,7%.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số HS các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái chưa nhận thức được vai trò của môn Ngữ Văn và tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, mục đích học tập môn Ngữ văn của HS. Tuy nhiên vẫn còn một số em HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Ngữ văn nên các em còn ngại học, học chỉ để phục vụ thi tốt nghiệp THPT. Qua đó, việc giáo dục cho HS về tầm quan trọng của môn Ngữ văn và sự cần thiết phải học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy có một bộ phận nhất định CBQL, GV và HS ở các trường THPT huyện Văn Yên nhận thức chưa đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Điều này đặt ra cho các nhà QL trường THPT trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS trong các nhà trường về tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các nhà trường.

2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông

Khảo sát 26 CBQL và giáo viên về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

46

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và giáo viên về thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức tiếng việt 5 19,2 18 69,2 3 11,5 0 0,0 3,08 2 Kiến thức văn học 9 34,6 15 57,7 2 7,7 0 0,0 3,27

3 Ngữ liệu 0 0,0 17 65,4 9 34,6 0 0,0 2,65

Từ bảng số liệu 2.8 chúng ta thấy rằng:

- Nội dung “Kiến thức văn học” có 9/26 (chiếm 34,6%) CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên, có 15/26 (chiếm 57,7%) đánh giá là thường xuyên, 2/26 (chiếm 7,7%) ít khi thực hiện. Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên nhất với DTB = 3,27 (xếp thứ nhất).

- Kế tiếp là “Kiến thức tiếng việt” với ĐTB = 3,08 trong đó có 5/26 (chiếm 19,2%) CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện là rất thường xuyên, 18/26 (chiếm 69,2%) CBQL và GV đánh giá là thường xuyên. Hai nội dung bị đánh giá thấp nhất đó là “Ngữ liệu” với ĐTB = 2,65 (xếp thứ 3).

Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Kiến thức tiếng việt 24 20,0 51 42,5 33 27,5 12 10,0 2,73 2 Kiến thức văn học 40 33,3 47 39,2 25 20,8 8 6,7 2,99 3 Ngữ liệu 12 10,0 43 35,8 36 30,0 29 24,2 2,32 Từ bảng số liệu trên nội dung được học sinh đánh giá mức độ thực thường xuyên nhất đó là “Kiến thức văn học” với ĐTB=2.99, kế tiếp là “Kiến thức tiếng việt” với

47

ĐTB=2,73, nội dung “Hoạt động hướng nghiệp” với ĐTB=2,79 và nội dung bị đánh giá ít sử dụng nhất đó là “Ngữ liệu” với ĐTB=2,32.

Nhìn chung, CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Yên đã thực hiện đầy đủ nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, theo quy định của phân phối chương trình đã được phê duyệt; nội dung học tập được tinh giản gọn nhẹ hơn; nội dung học tập theo chủ đề khá hấp dẫn, phát huy được năng lực học tập cho HS và được xây dựng theo tinh thần bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS. HS học môn Ngữ văn khá tích cực, ôn tập những nội dung đã được GV giảng dạy trên lớp, đồng thời có nghiên cứu, chuẩn bị nội dung học tập trước khi lên lớp. Hiệu trưởng dựa trên chương trình môn học đã phê duyệt để có các biện pháp quản lí GV và HS nhằm nâng cao chất lượng GD. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình nội dung của môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các nhà trường thực chất mới chỉ là sự sắp xếp lại các bài học từ phân phối chương trình nội dung theo khung của Sở GD&ĐT Yên Bái theo các chủ đề, theo từng nhóm kiểu văn bản, từng nhóm kiến thức phân môn Văn, làm văn, tiếng Việt; bổ sung nội dung trải nghiệm GD đạo đức hướng tới xã hội, hướng tới bản thân cho từng bài học theo Đề án triển khai của Sở GD&ĐT. Khi xây dựng nội dung chương trình, GV mới chỉ quan tâm chủ yếu về tính bất hợp lí về mặt thời lượng cho từng bài học trong SGK, từng chủ đề, hoạt động dạy học; đã có quan tâm nhất định đến tính bất hợp lí về kiến thức, nội dung nhưng chưa mạnh dạn loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu; chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các HĐGD và bổ sung các HĐGD khác; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của nhà trường theo mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm. Chính vì thế có nhiều HS cho rằng môn Ngữ văn là môn học khó, học không vào nên có tâm lí sợ học môn Ngữ văn, chỉ học đối phó trên lớp, về nhà không chăm chỉ học bài, chủ quan dẫn đến chất lượng học tập môn Ngữ văn không cao. Điều này đòi hỏi các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới cần đổi mới nội dung trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn, vừa để

48

tăng kiến thức, tri thức cho HS, vừa làm cho HS thêm yêu thích môn Ngữ văn, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn trong các nhà trường THPT huyện Văn Yên.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở trường trung học thổ thông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)