Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 101 - 120)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát 26 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tôi thu được kết quả như sau:

90

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết

của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

TT Nội dung Mức độ cấp thiết ĐTB Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

15 57,7 7 26,9 4 15,4 0 0,0 3,42

2

Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

18 69,2 5 19,2 3 11,5 0 0,0 3,58

3

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên

22 84,6 2 7,7 2 7,7 0 0,0 3,77

4

Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

20 76,9 4 15,4 2 7,7 0 0,0 3,69

5

Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

16 61,5 7 26,9 3 11,5 0 0,0 3,50

Qua bảng 3.1 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần phải áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có những biện pháp được đánh giá cấp thiết ở

91

mức độ cao như: Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên” với ĐTB=3,77; Biện pháp “Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm” với ĐTB=3,69... Không có biện pháp nào bị đánh giá ở mức độ không cấp thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp cần xét trên khả năng và đối tượng phù hợp để có thể kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi

của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng trải nghiệm ở các trƣờng THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

TT Nội dung

Tính khả thi

ĐTB

Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL %

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

17 65,4 6 23,1 3 11,5 0 0,0 3,54

2

Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

19 73,1 5 19,2 2 7,7 0 0,0 3,65

3

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên

14 53,8 7 26,9 5 19,2 0 0,0 3,35

4

Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

13 50,0 8 30,8 5 19,2 0 0,0 3,31

5

Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

92

Qua bảng 3.2 và trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi. Biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá khả thi nhất là “Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm” với ĐTB = 3,65. Kế tiếp là “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm” với ĐTB=3,54. Đây là những biện pháp được đánh giá mang tính khả thi cao. Nguyên nhân do chúng không tốn kém quá nhiều chi phí, không đòi hỏi nhiều lực lực cùng tham gia vào giải pháp.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái:

Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên

Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 5: Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều đánh giá: Cả 05 biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường.

93

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm là hoạt động dạy học, trong đó GV tổ chức hoạt động học cho HS, bằng việc huy động toàn bộ phương pháp, hình thức, phương tiện để HS chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành và phát triển các năng lực bằng phương thức kinh qua, nhập thân, khám phá, nếm trải nội dung học tập môn Ngữ văn vào thực tiễn đời sống của người học.

Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho người học.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, chúng tôi thấy đa phần CBQL và GV vẫn còn hạn chế như: Vẫn còn một số cán bộ quản lí, giáo viên chưa nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động giáo dục này; Năng lực tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm của giáo viên vẫn còn yếu; Công tác lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm còn mang nhiều tính lí thuyết; Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn còn đơn điệu, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn.

Để giải quyết những tồn tại và hạn chế đó tác giả luận văn đã đề xuất được 05 biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái gồm:

Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên

94

Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Biện pháp 5: Chỉ đạo phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

Các biện pháp này đã được khảo nghiệm và chứng minh sự cần thiết và khả thi trong thực hiện quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Yên Bái

- Tiếp tục cân đối kinh phí của Tỉnh để tăng thêm nguồn kinh phí cho các hoạt động như: hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị, ngoại ngữ, tin học; hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho đội ngũ CBQL khi tổ chức tham quan, học tập nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ của đội ngũ CBQL nhà trường, của đội ngũ GV Ngữ văn.

- Phối hợp và tác động đến các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái

- Có kế hoạch định kì chỉ đạo các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm đến các trường THPT trong toàn tỉnh. Định hướng những địa điểm trải nghiệm vui tươi, bổ ích khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học.

- Tăng cường công tác truyền thông phổ biến những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cải tiến hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

- Đổi mới việc đánh giá các trường, không chỉ đánh giá nhiệm vụ chuyên môn mà còn coi trọng cả việc đánh giá các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, coi đó là một trong những nội dung thanh tra toàn diện nhà trường.

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ GV dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm chuyên sâu hơn, bài bản hơn, thay vì chỉ bồi dưỡng hè.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Tỉnh đoàn và Hội đồng Đội cùng các ban ngành đoàn thể có liên quan đến hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

95

- Tổ chức Hội nghị Tổng kết, Thi đua - Khen thưởng về công tác quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm đơn vị điển hình và rút kinh nghiệm quản lí, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.3. Đối với CBQL và giáo viên các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

- Kiện toàn Ban chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp phù hợp với đối tượng, tình hình nhà trường. Có phân công phân nhiệm rõ ràng, thực hiện sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm cho năm sau.

- Làm tốt công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên và HS của nhà trường về vai trò hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm trong điều kiện hiện nay, từ đó có đầu tư công sức và thời gian xứng đáng cho hoạt động.

- Tăng cường giao lưu với các trường để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những cách làm hay của các đơn vị điển hình trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn hướng trải nghiệm.

- Tận dụng tất cả các điều kiện CSVC sẵn có hoặc tìm kiếm các địa điểm thích hợp để tổ chức hoạt động, bố trí nguồn kinh phí thích đáng để bổ sung phương tiện và CSVC, đồng thời khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội để phục vụ cho các hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thị Duyên Anh (2016), “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi hiện thực”, Luận văn thạc sĩ, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí nhà nước vềgiáo dục và đào tạo, Đề cương bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình GD phổ thông - Môn Ngữ Văn.

4. Cao Đình Cường (2019), Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn 9, Sáng kiến kinh nghiệm. 5. Nguyễn Thị Dung (2019), Hoạt động trải nghiệm trong dạy học tiếng việt cho

học sinh lớp 4,5, Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội.

6. Trịnh Thị Kim Dung (2014), Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn của trưởng bộ môn ở một số Trung tâm giáo dục thường xuyên tình Hải Dương, Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản lí giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

7. Hoàng Mạnh Điệp (2018), Quản lí dạy học môn tiếng anh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở các trường THCS quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội.

8. Tường Duy Hải (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Tiếng Anh THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam.

9. Hội đồng Quốc gia Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa.

10.Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang (1995), Công tác GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học, Nxb ĐHSP Hà Nội.

11.Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Các giải pháp đổi mới quản lí dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

12.Đặng Thành Hưng (2010), “Quản lí giáo dục và quản lí trường học”, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 17.

13.Phạm Thị Thu Hương (2014), Tiếp cận hồi ứng trải nghiệm của bạn đọc HS trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo “Đổi

97

mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường sư phạm”, Nxb Giáo dục Việt Nam.

14.Karl. Marx, Tư Bản, quyển I.

15. Trần Quốc Khả (2018), Vận dụng lí thuyết hồi ứng thâm nhập vào dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Luận án TS GD học, Trường ĐHSP Hà Nội 16.Trần Kiểm (1990), Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, Viện Khoa học Giáo

dục, Hà Nội.

17.Luật Giáo dục 2019

18.Lê Thị Nga (2015), Tổ chức HĐTNST cho HS trong dạy học lịch sử địa phương ở Trường THPT huyện Ba Vì, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội. 19.Lục Thị Nga, Tổ chức HĐTNST trong DHTV ở tiểu học tạo được niềm vui sự

phấn khởi làm cho giờ học trở nên sôi nổi, kích thích sự hứng thú của HS trong học tập, Bài giảng: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Đội TNTPHCM trường THCS, Thành Đoàn Hà Nội, trường Lê Duẩn.

20.Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản lí luận vềquảnlí giáo dục, Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

21.Đỗ Ngọc Thống (2015), Chuyên đề tổ chức dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn cấp THPT, tài liệu bồi dưỡng cho GV Ngữ văn bậc THPT.

22.Nguyễn Thị Hồng Vân (2017), “Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới”, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

23. John Dewey (1990), The school and Society, The University of Chicago.

24. Kolb, D. (1984), Experiential learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

PL.1

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên)

Để có cơ sở xây dựng các biện pháp "Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”, xin quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào các ô trống phù hợp với suy nghĩ và thực tiễn nơi quý thầy (cô) công tác.

***************************

Câu 1: Thầy (cô) cho biết tầm quan trọng của dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái?

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 101 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)