Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy

đánh giá nhu cầu học tập môn Ngữ văn của HS, đây là cơ sở để CBQL yêu cầu GV điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần đánh giá đúng năng lực của giáo viên Ngữ văn để xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng.

Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Ngữ văn phải đáp ứng nhu cầu thực tế của giáo viên và phải đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

Nhà trường có nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng đem lại hiệu quả.

3.2.4. Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, nhằm phát huy vai trò chủ đạo của người thầy; tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Vận dụng tri thức, giúp HS nhận thức các vấn đề đa dạng phức tạp của cuộc sống, có kĩ năng thực hành. Tạo cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu, có phương pháp tư duy khoa học, rèn luyện kĩ năng sống, phẩm chất, năng lực cá nhân.

84

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, yêu cầu GV Ngữ văn cần phải luôn làm mới các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề, môn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học, phù hợp với khả năng, tâm lí lứa tuổi học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV Ngữ văn tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch dạy học theo hình thức trải nghiệm với hình thức phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham gia.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với Hiệu trưởng:

+ Chỉ đạo GV môn Ngữ văn nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức dạy học, khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học...

+ Đưa tiêu chí tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học (trong đó có dạy học môn Ngữ văn) vào công tác thi đua khen thưởng nhà trường.

+ Giới thiệu các mô hình đã tổ chức về hình thức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn có hiệu quả cao cho GV tìm hiểu và tham khảo.

- Đối với tổ chuyên môn Ngữ văn

+ Tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên, thường xuyên theo dõi việc xác định mục tiêu dạy học của GV Ngữ văn thông qua trải nghiệm.

+ Chỉ đạo xây dựng quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn phù hợp với nhà trường:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu của chương trình, yêu cầu bài xác định hệ thống mục đích yêu cầu: về việc nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo, hình thức, nhận thức về việc giảng dạy, động cơ thái độ, về việc phát triển các năng lực nhận thức ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng tư duy cảm xúc, ý chí…

Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung cụ thể bài học: xác định những tri thức chính và phụ, phân tích tri thức thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lí, bổ sung kiến thức thành số liệu mới, những câu chuyện lịch sử, những thông tin gắn với thực tế địa phương.

85

Giai đoạn 3: Lựa chọn và sử dụng hình thức dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, vào điều kiện cụ thể từng bài, vào trang thiết bị hiện có, vào tính chất và đặc điểm của hình thức. Sự lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tài năng và sự nhạy bén của người thầy.

Giai đoạn 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Giai đoạn 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm và cải tiến hoạt động - Đối với giáo viên Ngữ văn

+ Nắm rõ nội dung bài học, đặc điểm học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để xác định và lựa chọn có hiệu quả các hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn.

+ Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn dưới các hình thức khác nhau, kết hợp trong giờ hoặc ngoài giờ học sao cho hợp lí; lựa chọn thời gian, không gian phù hợp để thực hiện HĐTN.

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn có thể lồng ghép, kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm,các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao; hoạt động giáo dục di sản, bản sắc văn hóa dân tộc; các hội thi như tổ chức ngày Tết dân tộc, hội thi học sinh thanh lịch, thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi tìm hiểu văn hóa các dân tộc, tìm hiểu di tích lịch sử.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của hình thức dạy học, các cấp quản lí quan tâm đến chất lượng giáo dục, thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy học.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)