Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng

nghiệm cho giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Để đảm bảo chất lượng dạy học Ngữ văn theo hướng trải nghiệm có hiệu quả cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên Ngữ văn. Mục tiêu của biện pháp nhằm xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức dạy học, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm cho giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn Ngữ văn cho giáo viên làm cơ sở nền tảng để thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm.

Bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn về cơ sở tâm lí học của dạy học theo hướng trải nghiệm và bản chất của quá trình dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ vai trò của giáo viên Ngữ văn trong dạy học theo hướng trải nghiệm.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Ngữ văn về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình học Ngữ văn.

81

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Ngữ văn về các kĩ thuật xây dựng chủ đề học tập trải nghiệm môn Ngữ văn, chủ đề hoạt động câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Ngữ văn nhằm tạo môi trường giao tiếp, rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hiểu, cảm thụ văm học... cho học sinh.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Ngữ văn về các phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm, các kĩ thuật biên soạn đề thi để đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Ngữ văn về phát triển chương trình dạy học môn Ngữ văn theo từng khối lớp và cho từng bài học theo hướng trải nghiệm.

Chỉ đạo tổ Ngữ văn tổ chức các cuộc hội thảo, thao giảng, dạy mẫu, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ văn học....

Bồi dưỡng cho GV dạy Ngữ văn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trải nghiệm và đánh giá kết quả dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí để giáo viên dạy Ngữ văn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng về HĐDH môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm nhằm phát huy năng lực Ngữ văn cho HS. Tổ chức cho GV Ngữ văn tham gia các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên dự giờ để đóng góp, chia sẻ kinh nghiêm lẫn nhau.

Tổ chức khảo sát đánh giá năng lực dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm của giáo viên, trên cơ sở đó phát triển chương trình bồi dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của giáo viên, xây dựng nội dung bồi dưỡng phong phú, đa dạng như:

+ Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng chủ đề dạy học trải nghiệm và thiết kế giáo án dạy học môn Ngữ văn theo hướng trải nghiệm có tích hợp giáo dục văn hóa và nhiều nội dung giáo dục khác.

82

+ Bồi dưỡng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm theo nhiều dạng chủ đề khác nhau, nhiều hướng trải nghiệm khác nhau nhưng với mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực giao tiếp, kĩ năng nghe, nói, đọc viết, cảm thụ văn học cho học sinh.

+ Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm cho giáo viên. + Bồi dưỡng kĩ năng soạn, giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của HS, theo cấu trúc hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, tổ chức làm việc theo cặp, nhóm.

+ Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể, bảng thông minh, đầu chiếu video, hệ thống tai nghe, phòng nghe - nhìn…

+ Bồi dưỡng kĩ năng quản lí HS, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, kĩ năng dẫn dắt bài học, tạo tình huống có vấn đề, xử lí tình huống, kĩ năng tổ chức trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…

Đổi mới hoạt động của Thư viện nhà trường và Thiết bị dạy học, chú trọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ giáo viên thực hiện đổi mới thành công.

Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào và chất lượng dạy học môn Ngữ văn tốt ở trong và ngoài địa phương.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất) cho giáo viên và học sinh để tổ chức một cách hiệu quả các họat động dạy học.

Ngoài những thiết bị có trong nhà trường, CBQL động viên giáo viên Ngữ văn sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu trên mạng thông tin Internet để có những dữ liệu điện tử nhằm đổi mới phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng kết hơp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì đột xuất để kiểm tra GV trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong giờ học. Từ đó có các hình thức điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp mamg lại hiệu quả cao trong giờ dạy.

Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy hiệu quả cũng như chính sách khen chê kịp thời để tạo động lực và tạo ra môi trường thi đua dạy tốt học tốt trong toàn trường.

83

CBQL chỉ đạo GV sử dụng và khai thác nguồn học liệu trực tuyến của Bộ GD &ĐT nhằm tiếp cận hệ thống tri thức về chương trình ngoại ngữ chất lượng cao. Bổ sung các trang thiết bị cần thiết và đặc thù trong dạy học môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Rà soát, theo dõi việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã được cấp phát phục vụ cho công tác giảng dạy các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu như máy chiếu, tivi, hệ thống âm thanh, đầu đĩa, phòng học đọc sách, ... cho bộ môn Ngữ văn. Lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai dạy học môn Ngữ văn theo lộ trình phù hợp.

Xây dựng trang web cho tổ Ngữ văn nói chung và CLB Văn học nói riêng nhằm cung cấp nhiều nguồn thông tin, sáng kiến kinh nghiệm, diễn đàn trao đổi về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động dạy học môn ngữ văn theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)