Lịch trình làm vệ sinh điển hình của một nhà mày chế biến thủy sả n

Một phần của tài liệu Bài giảng chế biến thủy sản (Trang 135 - 137)

Lịch trình làm vệ sinh điển hình của một nhà máy chế biến thủy sản thường được tiến hành như sau:

1. Trước khi vào mùa

a) Làm vệ sinh toàn bộ máy móc, thùng chứa, bàn, nền, tường và trần để loại bỏ

bụi bẩn, rác mang vi trùng.

b) Khử trùng mọi bề mặt làm việc bằng dung dịch clorin 25 ppm. 2. Vệ sinh thường xuyên

a) Mặt bàn, nền và các bề mặt làm việc khác phải đủ nghiêng để nước thoát thường xuyên, tránh tụđọng thành ổ chứa vi khuẩn.

b) Rửa sạch xe hoặc ống bơm chuyển, băng chuyền mỗi khi đã trút hết. 3. Vệ sinh buổi sáng

Hằng ngày trước khi bắt đầu làm việc dùng nước lạnh chứa 5-10ppm clorin tự do xả trên các bề mặt làm việc nhằm làm sạch các chất tẩy rửa, khử trùng còn đọng lại từ lần vệ sinh trước.

4. Mỗi lần nghỉ

a) Về thực tế nên xử lý hết số thủy sản trên dây chuyền chế biến. b) Loại khỏi bề mặt làm việc phế liệu, mảnh vụn thủy sản còn sót lại.

c) Dùng nước chứa 5ppm clorine tự do rửa trôi hết nhớt, máu trên bề mặt làm việc. d) Xúc dọn hết chất thải trên nền. 5. Nghỉăn trưa a) Loại hết thủy sản khỏi băng chuyền. b) Loại hết phế liệu khỏi bề mặt làm việc. c) Tháo hết chất thải trên nền. d) Tháo hết nước khỏi thùng rửa thủy sản.

e) Dùng vòi nước có áp lực xịt dung dịch 25 ppm clorin rửa các bề mặt làm việc. f) Cuối giờ nghỉ trưa dùng vòi áp lực xịt dung dịch 5ppm clorin để loại đi số

clorine còn xót lại. 6. Vệ sinh cuối ngày Lặp lại những mục trên từ (a) đến (f). g) Tráng rửa các bề mặt làm việc bằng nước lạnh chứa 25ppm clorin. h) Tháo các tấm chắn để lộ ra những chi tiết có tiếp xúc với sản phẩm. i) Cọ rửa các bề mặt làm việc bằng chất tẩy rửa và bàn chải hoặc dùng thiết bị áp lực cao phun chất tẩy rửa.

j) Cọ rửa tất cả thớt trong thùng có chứa dung dịch clorin 100ppm.

k) Tráng rửa toàn bộ khu chế biến bằng dung dịch clorin nồng độ cao hơn, cỡ

30-50ppm. Thời gian tiếp xúc 10 phút.

l) Cọ rửa sàn và tường. Nên dùng chổi cọ sàn to, sợi cứng.

m) Tráng rửa các bề mặt bằng nước sạch chứa 5ppm clorine. Mức clorin thấp này nhằm tránh ăn mòn bề mặt kim loại.

7. Cuối tuần

Ở một số khu vực nhất định và trên các thiết bị như xe chở, máng trượt có xu hướng hình thành một lớp cao bám khô cứng. Đây là nơi có thể sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì lớp này khó làm sạch bằng bàn chải và các chất tẩy tửa thông thường. Khi dùng các chất tẩy rửa này cần chú ý:

a) Rửa trôi hết nguyên liệu còn xót lại, pha loãng hóa chất vào thùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

b) Phun chất tẩy rửa lên những bề mặt khó cọ rửa và những bề mặt khác có lớp cặn đóng dày.

c) Để chất tẩy rửa đọng lại trên bề mặt từ 30 phút đến 1 giờ, sau đó xả nước kỹ. Chú ý chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh sẽăn mòn bề mặt kim loại.

d) Có thể dùng chất tẩy rửa có tính acid mỗi tháng 1 lần hoặc mỗi mùa vài lần. Không dùng chất tẩy rửa axit để rửa nền sàn bê tông vì axit làm rỗ bê tông.

Một phần của tài liệu Bài giảng chế biến thủy sản (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)