Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 55)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về Thể lực

Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức

- Sức khỏe loại A: thể lực tốt, không mang bệnh tật gì. - Sức khỏe loại B: thể lực trung bình.

- Sức khỏe loại C: thể lực yếu, không đủ khả năng lao động.

Tỷ lệ CCVC có sức khỏe loại i =

Số lượng CCVC có trạng thái sức khỏe loại i

x 100% Tổng số lượng CCVC

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ lao động có sức khỏe loại i chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số lao động nghiên cứu. Nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại A chiếm tỷ trọng lớn cho thấy chất lượng CCVC về thể lực là tốt, ngược lại nếu tỷ lệ lao động có trạng thái sức khỏe loại C, loại B lớn là biểu hiện về chất lượng CCVC về thể lực còn yếu, cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng CCVC về thể lực. 2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về Trí lực - Nâng cao về trình độ học vấn SL CCVCNLĐ có trình độ Tỷ lệ CCVCNLĐ có trình độ = x 100 (12/12; 10/10) Tổng số CCVCNLĐ

-Nâng cao trình độ chuyên môn Tỷ lệ CCVCNLĐ có trình độ =

(Ths, ĐH, CĐ, TCCN)

SL CCVCNLĐ có trình độ

x 100 Tổng số CCVCNLĐ

Trình độ chuyên môn thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Trình độ chuyên môn là trình độ ở các cấp bậc khác nhau mà công chức viên chức đã qua đào tạo và được minh chứng bằng các văn bằng chứng chỉ. Những văn bằng chứng chỉ này ngoài để phân biệt các cấp bậc đào tạo, còn là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ công chức. Bên cạnh đó, văn bằng cũng có nghĩa rất quan trọng trong việc tuyển

dụng, bố trí công việc và trả lương trong cơ quan. Trong luận văn, các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn như: số lượng CCVC được đào tạo trung cấp, đại học, sau đại học, cơ cấu lao động được đào tạo, cấp đào tạo, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, chuyên ngành được đào tạo.

Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị: Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Do đó, công chức, viên chức cần phải có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện tốt các công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trình độ lý luận chính trị được chia thành nhiều trình độ khác nhau từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Trình độ quản lý nhà nước gồm cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Các chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ như sau:

SL CCVCNLĐ có trình độ

Tỷ lệ CCVCNLĐ có trình độ = x 100

(CC, TC, SC) Tổng số CCVCNLĐ

-Nâng cao trình độ quản lý nhà nước

SL CCVCNLĐ có trình độ

Tỷ lệ CCVCNLĐ có trình độ = x 100

CVCC, CVC, CV, CS) Tổng số CCVCNLĐ

-Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ Tỷ lệ CCVCNLĐ có trình độ =

(A, B, C)

SL CCVCNLĐ có trình độ

x 100 Tổng số CCVCNLĐ

2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thái độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức

Tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính là một bộ phận của tính tích cực nghề nghiệp của người lao động. Theo hướng tiếp cận này tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính là trạng thái tâm lý tích cực của công chức trong thực thi công vụ, với nhiều biểu hiện cụ thể khác nhau như: say mê, chủ động, sáng tạo… trong thực hiện nhiệm vụ công tác.

- Tiếp cận từ chủ thể, ta có tính tích cực nghề nghiệp của cá nhân và tính tích cực nghề nghiệp của một tập thể, cao hơn nữa là tính tích cực nghề nghiệp của đội ngũ công chức (bộ phận của người lao động). Như vậy theo hướng tiếp cận này, tính tích cực nghề nghiệp không chỉ là trạng thái tâm lý cá nhân mà còn là dấu hiệu nhận biết tính tích cực của tập thể người lao động. Theo đó, chúng ta có các danh hiệu thi đua đối với cá nhân và danh hiệu thi đua đối với tập thể, đấy là sự ghi nhận về tính tích cực nghề nghiệp của mỗi cá nhân và của cả tổ chức.

- Tiếp cận từ phương diện ngôn ngữ, tính tích cực nghề nghiệp của công chức là khái niệm tổ hợp với các khái niệm bộ phận như: tính tích cực; nghề nghiệp và tính tích cực nghề nghiệp; công chức và tính tích cực, nghề nghiệp của công chức v.v.

- Ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc…

+ Chấp hành sự phân công của tổ chức (Trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo Sở) thực hiện nhiệm vụ, công tác cán bộ…;

+ Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

+ Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ

+ Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

+ Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm;

Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có ý thức trong đấu tranh

tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh;

Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách

dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện

nhiệm vụ).

- Phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức

Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do

của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân

thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết,

xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh

chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ

hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đối với làm. Có ý thức tổ chức

kỷ luật. Trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn; Thực sự tiên phong, gương mẫu, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người

quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân

2.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kỹ năng quản lý

- Kỹ năng tổ chức quản lý, Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng.

Nhà quản lý hiện đại phải là người tổ chức tốt công việc và thời gian của chính mình. Cần phân bổ hợp lý các nguồn lực cá nhân cho các công việc sự vụ hàng ngày, đầu tư phát triển (học tập, nghiên cứu), thư giãn, gia đình và xã hội. Sự mất cân đối trong bố trí nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm hiệu năng của nhà quản lý.

+ Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.

+ Có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng. + Có tính logic, phân tích và lập luận một cách chặt chẽ. + Có khả năng động viên và lãnh đạo mọi người.

+ Có thể làm việc hiệu quả, nhanh chóng và không rời khỏi khi công việc chưa hoàn thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có khả năng thuyết phục mọi người làm việc. + Có khả năng ra những mệnh lệnh.

+ Có một khả năng về chuyên môn nhất định. - Kỹ năng tổ chức điều hành,

Là một trong những kỹ năng giúp phân công công việc; điều hòa, phối hợp, chỉ đạo hoạt động… tạo ra sự kết nối, liên tục trong hoạt động của cơ quan.

- Kỹ năng tổ chức nhân sự,

+ Xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự hiệu quả

+ Phát triển các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực + Xây dựng, thiết lập hoặc cơ cấu hóa bộ máy doanh nghiệp

+ Biết cách lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đưa ra các phương án nâng chất lượng cán bộ công chức.

+ Xây dựng chính sách và các phúc lợi cho nhân viên (lương bổng, thưởng, phụ cấp,..)

- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong quản lý.

Sử dụng ngoại ngữ giúp cho cán bộ, công chức hành chính Nhà nước có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình. Có trình độ ngoại ngữ thì cán bộ, công chức có thể nghiên cứu các tài liệu nước ngoài liên quan đến công việc nhằm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả, chất lượng thực thi công vụ của mình. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý: Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức ngày càng trở nên cấp thiết. Bởi mọi công việc từ quản lý hồ sơ, văn bản đến giải quyết công việc đều thông qua hệ thống máy tính và mạng internet. Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt công việc cho người cán bộ, công chức. Những kiến thức tin học mà cán bộ, công chức cần nhất hiện nay là tin học cơ bản, tin học văn phòng, những kiến thức về kế toán máy, kế toán tổng hợp….

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 55)