5. Bố cục của luận văn
3.4. Trong công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tàinguyên và Mô
trường tỉnh Lào Cai
Kết quả cuối cùng của công tác cán bộ là việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, nhằm phát huy nội lực của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Sở, đơn vị. Chúng ta hiểu rằng lãng phí cũng là một thứ bệnh nguy hiểm. Nhưng lãng phí chất xám là đặc biệt nguy hại. Lãng phí đó được bắt nguồn từ việc đánh giá, lựa chọn, bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ chưa đúng. Bởi vậy, việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức hiệu quả không chỉ tuyển dụng, mà trong tất cả các khâu: bố trí, sử dụng, đề bạt, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức đều phải đảm bảo công khai, công bằng và chính xác.
Nghiên cứu thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, cho thấy những bất cập đang đặt ra cần được giải quyết trong thời gian tới đó là:
- Việc quy hoạch, tuyển dụng công chức, viên chức, người lao động Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, tuy được quan tâm nhưng vẫn còn yếu kém. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng tránh lãng phí chất xám.
Trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cần khắc phục tình trạng lãng phí về số lượng, chất lượng, về thời gian làm việc.
Chính sách thu hút cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai có trình độ cao về Sở làm việc chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ thể hiện về mặt hình thức, chưa có chính sách thoả đáng để sử dụng người tài.
Đời sống văn hoá, tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cần được quan tâm đúng mức đặc biệt về thể thao, văn hoá văn nghệ, nghỉ mát hàng năm.
4. Trong đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, viên chức, người lao động.
Mặc dù có những kết quả tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, viên chức, người lao động, nhưng so với yêu cầu thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Sở còn lúng túng do phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh của ngành, nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại. Trạng công chức phải học qua nhiều khoá đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc.
Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động. Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động. - Thiếu tính chủ động trong đào tạo mới, đào tạo lại số công chức, viên chức, người lao động đã qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, thậm chí còn tình trạng tự phát, dàn đều, vẫn còn một bộ phận công chức, viên chức, người lao động có quan niệm học chạy theo bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người đi học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập.
Công tác đào tạo có lúc, có nơi chưa gắn với bố trí, sử dụng, cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng, nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều... dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp. Một bộ phận công chức, viên chức, người lao động chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng
buộc công chức, viên chức, người lao động phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Trong thực hiện các chính sách, biện pháp tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và thu hút được công chức chất lượng cao về làm việc trong các cơ quan quản lý của Sở. Hiện nay, ở Sở đã có sự dịch chuyển của những viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn cao ra các doanh nghiệp làm việc. Sở dĩ có hiện tượng này là do còn thiếu các chính sách, biện pháp tạo động lực một cách hữu hiệu, hấp dẫn để công chức yên tâm gắn bó với công sở và hệ thống cơ quan hành chính, sự nghiệp để thực hiện. Khi nói tới các chính sách và biện pháp khuyến khích tạo động lực cho người lao động không chỉ đơn giản chỉ chính sách thu nhập, tiền lương của cán bộ, công chức - mặc dù tiền lương, thu nhập là một trong những chính sách quan trọng nhất của tạo động lực và khuyến khích cán bộ, công chức. Điều quan trọng là phải nghĩ tới hệ thống các chính sách và biện pháp đồng bộ liên quan đến lợi ích của cán bộ, công chức. Để tạo ra được các chính sách tốt có tác dụng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác, tâm huyết gắn bó với công việc, với công sở, thì hệ thống chính sách và các biện pháp phải xuất phát từ những mong muốn, nhu cầu chính đáng của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, sự nghiệp.
Trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai nhiều năm qua mới quan tâm tới công tác quản lý hành chính nhân sự mà ít quan tâm tới những vấn đề khác như tạo lập văn hoá tổ chức, văn hoá lãnh đạo, tạo lập môi trường làm việc tốt, quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sự thăng tiến của công chức, viên chức, người lao động, quy hoạch công chức, viên chức, người lao động, tôn vinh
công chức, viên chức, người lao động giỏi... Do thiếu động lực trong công việc nên công chức, viên chức, người lao động làm việc chỉ theo "bổn phận công chức của mình" mà ít quan tâm tới cải tiến công việc và do đó cũng ít quan tâm tới tự học tập nâng cao năng lực của bản thân công chức, viên chức, người lao động.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG,
TỈNH LÀO CAI
4.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai