An ninh lương thực và Tăng trưởng trong bối cảnh BĐKH

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 25 - 26)

Ngành nông nghiệp đang phải giải quyết đồng thời 3 thách thức có liên quan mật thiết

đến nhau: (i) đảm bảo ANLT và thu nhập cho người dân; (ii) thích ứng với BĐKH; và (iii)

giảm nhẹ BĐKH.

Sự gia tăng dân sốtoàn cầu, theo ước tính của FAO, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng thêm 1/3 so với hiện tại tương đương khoảng 2 tỷ người và chủ yếu sống ở các nước

đang phát triển. Tăng dân số sẽ tạo áp lực cho nông nghiệp trong việc sản xuất để đáp ứng

nhu cầu về lương thực thực phẩm, dẫn đến tăngnhu cầu về sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụcho sản xuất nông nghiệp. Do đó, ANLT vẫn là thách thức lớn trong bối cảnh BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng khắc nghiệt hơn trong tương lai.

BĐKH sẽ gây ra các biến đổi thời tiết bất thường, cực đoan làm ảnh hưởng đến các mặt của đời sống và đặc biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Đồng thời, BĐKH còn làm suy giảm các nguồn tài nguyên nhất là đất canh tác, nước và đa dạng sinh học. Mặt khác, BĐKH và nước biển dâng gây ra hạn hán và ngập mặn gia tăng, đồng nghĩa với việc tăng diện tích đất bị sa mạc hóa hoặc nhiễm mặn, giảm diện tích đấtcanh tác nông nghiệp. Do vậy,

trong các lĩnh vực nói chung và nông nghiệp nói riêng cần tăng cường áp dụng giải pháp nhằm thích ứng cao hơn nữa với các biến đổi bất thường đó.

Tại Việt Nam, nông nghiệp đã và sẽ tiếp tục là một trụ cột chính của nền kinh tế. Nông

nghiệp đóng góp 16,23% GDP, 18,2% giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 41,9% lao

động (TCTK, 2017). Vì vậy, nông nghiệp cần phải duy trì đà tăng trưởng đểđảm bảo nhu cầu

9 vềlương thực vàcác nhu cầu khác vềthực phẩm, năng lượng, thuốc chữa bệnh, nguyênnhiên

liệu phục vụnền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)