Do sự khan hiếm tài nguyên hiện tại, dự kiến gia tăng trong tương lai và sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi, nên việc tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên là một phần quan trọng để cải thiện tính bền vững môi trường của ngành. Việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
42
tài nguyên thiên nhiên là một chiến lược quan trọng để đảm bảo phát triển của ngành chăn
nuôi không gây ra các tác động xấu đến môi trường. Hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên được tính bằng tỷ lệ giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm đầu vào cho hoạt động sản xuất và sản lượng được sản xuất (trên một đơn vị sản phẩm thịt, hoặc đơn vị sữa được sản xuất). Khái niệm này có thể được mở rộng đến lượng phát thải do đơn vị sản xuất (ví dụ phát thải KNK trên một đơn vị trứng sản xuất).
Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đang tập trung các giải pháp ứng phó với BĐKH có thể áp dụng ưu tiêncho phát triển CSA trong chăn nuôinhư:
Ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên trong chăn nuôi;
Chuyển dịch chăn nuôi sang những đối tượng vật nuôi có khả năng thích ứng như vịt biển thích ứng với xâm ngập mặn; vịt cạn thâm canh; vật nuôi chịu được điều kiện thời tiết nắng, nóng, khô hạn v.v.;
Giảm dần chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường để tăng cường các hình thức chăn nuôi tập trung trong chuồng lạnh, điều kiện tốt để vật nuôi không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể phát huy tối đa tiềm năng năng suất của vật nuôi;
Quản lý và chủ động nguồn thức ăn, đặc biệt thức ăn thô xanh; nguồn nước đảm bảo
vệ sinh dùng cho vật nuôi;
Áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi giảm phát thải KNK.