Khung giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)

Giám sát và đánh giá nói chung là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách hệ thống và khách quan việc thiết kế, triển khai và kết quả của các dự án, chương trình hoặc chính sách

đang triển khai hoặc đã hoàn thiện một dự án, chương trình hoặc chính sách nào đó nhằm xác định giá trị hoặc ưu điểm hoặc khuyết điểm của chúng, bao gồm ba giai đoạn chính: đánh giá tiến trình, đánh giá kết quả và đánh giá tác động. Mục đích của việc giám sát, đánh giá các mô hình, dự án CSA là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững của các thực hành CSA. Đánh giá các thực hành CSA cần phải: (i) Thu thập thông tin từ lúc bắt đầu áp dụng (để cung cấp những thông tin cơ sở) và vào cuối dự án. Các tiêu chí để đánh giá một kỹ thuật hay mô hình CSA gồm 3 nhóm tiêu chí tương ứng với 3 nhóm mục tiêu (3 trụ cột của CSA), bao gồm (i) Nhóm tiêu chí về tác động tới sản xuất hay tăng cường khả năng đảm bảo ANLT/hiệu quả kinh tế (thu nhập); (ii) Nhóm tiêu chí về khả năng thích ứng (hoặc khả năng phục hồi sau tác động của BĐKH; và (iii) Nhóm tiêu chí về khả năng giảm nhẹ BĐKH. Ngoài ra, còn có nhóm tiêu chí thứ 4, (iv) nhóm

62

tiêu chí về tính sáng tạo, tính bền vững, và mức độ khó, dễ để nhân rộng ứng dụng các mô hình.

Việc đánh giá dựa vào so sánh giá trị của các tiêu chí với đối chứng (baseline). Tuy nhiên, cho tới nay,tiêu chícho đánh giá CSA nói riêng và các giải pháp thích ứng BĐKH nói chung vẫn chưa được thống nhất, chuẩn hóa và thường là chung chung, phần lớn là các nhóm vấn đề tác động, chứ không có các tiêu chí cụ thể có thể đo đếm được.

Một Khung giám sát đánh giá việc phát triển/triển khai nhân rộng các CSA bao bồm:

- Kế hoạch giám sát và đánh giá các chỉ tiêu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong các

hoạt động phát triển sản xuất và CSA (sử dụng các tiêu chí, chỉ số để lựa chọn các CSA trong chương 5);

- Thực hiện báo cáo định kỳ kết quả triển khai các hoạt động CSA trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở địa phương và đánh giá cuối cùng của hoạt động để rút ra bài học cho phát triển và nhân rộng các CSA đạt hiệu quả cao ra diện rộng.

Hiện tại có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá được các chuyên gia của dự án CBIC xây dựng trong Phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)