Mô hình thủy sản-rừng
Đặc điểm: Nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên; Không sử dụng hóa chất, thuốc chữa bệnh; Bảo vệ và duy trì tài nguyên môi trường và các hệ sinh thái; Giảm phát thải KNK; Thích ứng với BĐKH, Sinh kế bền vững cho người dân ven biển; Sản phẩm sinh thái, có thể được bán với giá cao hơn do ‘an toàn thực phẩm’.
47
Phân bổ: Cà Mau: 12.500 ha; Trà Vinh: 1.200 ha. Vùng rừng ngập mặn ven biển được phân thành 3 vùng chính: (1) vùng bảo vệ nghiêm ngặt, (2) vùng đệm và (3) vùng kinh tế. Trong vùng đệm có khoảng 60% được sử dụng để trồng rừng và 40% diện tích còn lại dùng cho nuôi trồng thủy sản14. Người dân được giao bình quân 5ha/hộ trong đó 60-70% diện tích đất giao khoán phải được trồng rừng và 30-40% diện tích đất còn lại được sử dụng cho nuôi
trồng thủy sản. Người dân đắp bờ bao xung quanh và đào mương xen kẽ với rừng để nuôi
trồng thủy sản. Hình thức ban đầu là quảng canh nuôi tôm, sau đó người dân chuyển sang
quảng canh cải tiến do nguồn tôm giống ngày càng cạn kiệt. Để tăng hiệu quả kinh tế mô hình quảng canh cải tiến kết hợp nuôi thêm hai đối tượng là cua và sò huyết được áp dụng phổ biến.
Bảng 6: Năng suất và thu nhập của hộtheo các mô hình rừng thủy sản khác nhau STT Mô hình nuôi kết hợp Năng suất tôm
(kg/ha/năm) cua/sò huyếNăng suất t (kg/ha/năm)
Thu nhập (triệu đồng/
hộ/năm)
1 Rừng-tôm quảng canh 170 ± 11,2 16,2 ± 6,9
2 Rừng-tôm quảng canh cải tiến
290 ± 17,7 27,6 ± 8,5
3 Rừng-tôm quảng canh cải tiến-thả cua
470 ± 19,2 65 ± 7,2 51,9 ± 12,6
4 Rừng-tôm quảng canh cải tiến - thảcua và sò huyết
430 ± 14,9 45 ± 7,9/
1.100 ± 54,7 48,9 ± 13,3
Nguồn: Bùi Thị Nga, 2011.
Nhìn chung mô hình rừng+tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả cua hoặc thả cua và sò huyết cho thu nhập cao hơn từ 1,5-3 lần so với mô hình rừng+tôm quảng canh. Do đó, đa dạng hóa vật nuôi trong hệ thống nuôi tôm kết hợp là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi.
Nuôi tôm+Rừng ngập mặn ở Cà Mau
Năm 2014, diện tích nuôi tôm rừng tập trung ở các địa phương như: Năm Căn 8.524 ha;
Ngọc Hiển 5.271 ha; Phú Tân 4489 ha; Đầm Dơi 3.500 ha. Việc phát triển mô hình tôm rừng nhằm bảo vệ môi trường gắn với nuôi tôm theo hướng bền vững với tỷ lệ (60% rừng ngập mặn và 40% ao nuôi tôm, cua biển). Mô hình được xem là nuôi tôm “sinh thái” trong những năm gần đây đã được chú trọng và phát triển; sản phẩm tôm sinh thái rất hấp dẫn với người tiêu dùng và chủ yếu phục vụ xuất khẩu vào các siêu thị lớn trên Thế giới. Những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã liên kết với các hộ dân để nuôi tôm sinh thái. Tính
14Tỉ lệ này là theo quyết định số 116/1999/QĐ –TTg về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng khôi phục rừng ngập mặn (vùng dự án) thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Tuy nhiên quyết định 49/2016/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất và quyết định 17/2015/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ đã điều chỉnh lại thành 70% tỉ lệ diện tích có rừng trên toàn diện tích của toàn khu rừng phòng hộ và 30% có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản.
48
đến cuối năm 2014 đã có 2.199 hộ dân tham gia với diện tích nuôi tôm sinh thái 10.269 ha đạt các chứng nhận Natureland, AFC, IMO, EU.
(Chi tiết xem trong danh mục tài liện đính kèm của chương này và trên trang web:
csa.mard.gov.vn)
Nguồn tài liệu cho cán bộ khuyến nông xây dựng bài giảng
Bộ Nông nghiệp và PTNT. (2006). Quy trình chăn nuôi lợn an toàn. Hà Nội: Bộnông nghiệp
và PTNT.
Bùi Thị Nga. (2011). Mô hình rừng-Tôm kết hợp tại đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động khoa học, 48-50.
Cục Trồng trọt (DCP). (2014). Báo cáo vềngành sản xuất cây trồng bền vững.
Hoàng Kim Giao. (2013). Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Hà Nội.
Lê Ngọc Báu. (2016). Hiệu quả của quy trình quản lý cây trồng tổng hợp áp dụng cho cây cà phê ở Việt Nam. Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ hai (pp. 1211-1218). Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồng Nhàn. (2015). Ứng dụng chế phẩm sinh học Balasa No. Xây dựng mô hình
sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở Nghệ An. Hoạt động KH-CN, pp. 8-14.
Ngô Đình Quếvà cộng sự. (2011). Nghiên cứu giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi
phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía nam. Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam. http://vafs.gov.vn/wp-
content/uploads/sites/2/2011/06/35RNMvaTram.pdf
Lê Thị Kim Thuý. (2014). Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao
hiệu quảvà góp phần giảm phát thải KNK. Mô hình, điển hình tiên tiến, p. 12.
Tổng cục Thủy lợi. (2013). Sổtay hướng dẫn quy trình công nghệtưới tiết kiệm cho nước cho
cây trồng cạn.Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
Tống Xuân Chinh. (2015). Mô hình tăng trưởng xanh và CSA trong ngành chăn nuôi. Hội
thảo: Tăng trưởng xanh (TTX), Nông nghiệp thông minh BĐKH (CSA) trong chiến
lược phát triển bền vững ngành nông nghiệp và PTNT.Hà Nội: Cục chăn nuôi.
Câu hỏi thảo luận
Quản lý cây trồng tổng hợp, IPM, nông nghiệp bảo tồn có được coi là CSA không? Nông
nghiệp công nghệcao có phải là CSA không? Vì sao?
Nêu các hạn chếchính của mô hình sử dụng hầm khí bio-gas trong chăn nuôi và giải pháp nào cho khí biogas dư thừa từ các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn?
Chăn nuôi bò sữa theo VietGap, đệm lót sinh học có thể giảm các tác động tiêu cực của
BĐKH và phát thải KNK không?
Cơ chế chính sách nào cho thúc đẩy các mô hình thủy sản sinh thái và kết hợp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn với thủy sản?
Các mô hình khai thác thủy sản bền vững có khả thi? Cách nào để bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lợi thủy/hải sản?
49
PHẦN III. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH/DỰ ÁN CSA CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN/THỰC HÀNH CSA
Ở VIỆT NAM Thông điệp chính
• Cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc phát triển các mô hình/dự án CSA tại
Việt Nam bao gồm: các yếu tố kỹ thuật, chi phí và lợi ích, tiềm năng cho cáclựa chọn CSA khác nhau phù hợp từng đối tượng sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương, vùng miền;
• Các bước xây dựng mô hình/dự án CSA;
• Các chỉ số, tiêu chí để lựa chọn và giám sát kiểm tra việc triển khai CSA một cách hiệu quả.