Các quá trình và tác động của BĐKH đối với ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 61 - 62)

Tác động của BĐKH đối với ngành thuỷ sản liên quan đến sự nóng lên của khí quyển, axit hóa, mực nước biển dâng, thay đổi liên quan đến sinh thái nước, sự thay đổi về tần suất, cường độ và địa điểm xảy ra các hiện tượng cực đoan (Cochrane và CS., 2009). Năng suất hệ sinh thái biển được dự báo sẽ giảm ở hầu hết các đại dương, biển, hồ nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là các vùng nằm trên các vĩ độ cao.Nước biển dâng sẽ làm thay thế các vùng nước lợ và nước ngọt ảnh hưởng đến thủy sản nước ngọt và nuôi trồng thuỷ sản, phá huỷ các vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo môi trường và cơ hội mới cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tăng tần suất và cường độ của bão có thể trực tiếp gây nguy hiểm cho ngư dân khai thác thủy sản, cũng như năng suất thủy sản và hệ thốnghạ tầng liên quan. Đối với nuôi trồng thuỷ sản, thay đổi lớn về chế độ thủy vănnhư nhiệt độ, độ pH, độ mặn và hệ sinh thái sẽ làm thay đổi năng suất, tăng nguy cơ rủi ro có thể phải chuyển đổi cơ cấu một số sản phẩm thủy sản nuôi trồng.

Tác động của BĐKH đến ngành Thủy sn Vit Nam

Ở Việt nam, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độnước tăng lên quá sức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, làm cho các loài nuôi chết hàng loạt, đặc biệt các ao hồ có độ sâu nông và mật độ nuôi cao. Sự suy giảm hàm lượng oxy trong nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Thay đổi nhiệt độcòn là điều kiện phát sinh của nhiều loại

dịch bệnh cho các loài nuôi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến hệ sinh

thái của vùng nuôi, cần thời gian dài mới có thể phục hồi. Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới

45 dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò, v.v.) bị

chết hàng loạt gây thiệt hại về kinh tếcho nông dân nuôi trồng thủy sản. Thiệt hại kinh tế cho

cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghềcá: khu tránh trú bão, khu neo đậu tàu thuyền, khu dịch vụ hậu cần nghềcá bịphá hủy, tàu thuyền bịchìm v.v.

Dự báo tác động của BĐKH đến thủy sản (Bộ TNMT, 2009, 2012) cho thấy khi mực

nước biển dâng 1m thì ĐBSCL có khoảng 1,5-2 triệu ha bị ngập và những năm có lũ lớn diện tích ĐBSCL có thể bị ngập tới 90% và ngập trong thời gian 4-4,5 tháng; làm thay đổi thời vụ, tăng dịch bệnh, giảm năng suất, suy giảm nguồn lợi thủy sinh.

Bên cạnh là đối tượng chịu tác động mạnh của BĐKH, thì Ngành thủy sản cũng là nguyên nhân gây ra BĐKH. Theo dự báo đến 2020, tổng lượng phát thải khí nhà kính trong thủy sản khoảng 12,86 triệu tấn CO2e, trong đó khai thác thủy sản chiếm khoảng 5,9 triệu tấn

CO2e, và nuôi trồng thủy sản chiếm 6,9 triệu tấn CO2e (QĐ 3119/QĐ-BNN-KHCN, 2011)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)