Các thực hành CSA trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 59 - 60)

Hầm khí sinh học trong quản lý chất thải chăn nuôi lợn

Việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas là hình thức phổ biến nhất hiện nay với tổng số cơ sở chăn nuôi áp dụng biện pháp này chiếm tỷ lệ

31,79% trong toàn quốc với

235.000 công trình được ứng dụng thành công, góp phần giảm đáng kể ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi. Tuy nhiên, so với hơn 4 triệu hộ chăn nuôi lợn trên cả nước thì tỉ lệ các công trình xử lý

vẫn còn rất thấp, vẫn còn tình trạng xả thẳng chất thảichăn nuôi ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý. Đây là tồn tại lớn, gây nhiều khó khăn cho công tác BVMT (Cục Chăn nuôi, 2013). Hiện nay, ngành Chăn nuôi đang tiếp tục thực hiện chương trình khí sinh học quốc gia với mục tiêu giúp các nông hộ xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi đồng thời sử dụng hiệu quả khí sinh học như một nguồn năng lượng rẻ tiền, dễ tiếp cận; giai đoạn 1với 12.000 công trình và giai đoạn 2 với 140.000 công trình; giai đoạn 3 dự kiến xây mới tổng công trình khí sinh học là 180.0000 công trình. Đây là dự án khí sinh học ở quy mô nông hộ lớn thứ 2 châu Á và là Dự án duy nhất trên thế giới đăng ký, phát hành và thương mại hóa

43

thành công chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính theo Tiêu chuẩn chứng chỉ vàng tự nguyện (the Voluntary Gold Standard) cho công trình khí sinh học ở quy mô nông hộ. Dự án đã thu được trên 36 tỷ VN từ bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính năm 2013 và 2014 với số lượng chứng chỉ được phát hành là 500.733 chứng chỉ đợt 1 và779.924 chứng chỉđợt 2.

Khi xây dựng bể biogas trong nông hộ cần chú ý dung tích của bể phải phù hợp với số đầu lợn tránh trường hợp số lượng phân thải vào bểquá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng đến sự vận hành của bể. Người sử dụng nắm rõ nguyên nhân của 1 số hiện tượng như khí có ít hoặc không có, khí có mùi, khí không cháy để có biện pháp xử lý kịp thời (chi tiết về kỹ thuật xem trong các tài liệu được giới thiệu trong phần cuối chương).

Mô hìnhchăn nuôi Vịt Biển

Với điều kiện BĐKH nhất là hạn hán và xâm nhập mặn hiện nay vịt biển có khả năng thích ứng cao. Do đó chăn nuôi vịt biển góp phần tạo sinh kế bền vững cho người nông dân ven biển hoặc trên các đảo, do vịt có thể tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, đầu tư ban đầu ít phù hợp với các vùng khó khăn.

Nuôi trâu bò kết hợp trồng cỏ, dự trữ, bổ sung thức ăn vào mùa đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong chăn nuôi trâu bò hiện nay. Việc sử dụng nguồn thức ăn thô xanh hợp lý giúp

người chăn nuôi chủ động và nâng cao hiệu

quả chăn nuôi. Tại các vùng Miền núi phía Bắc, mùa đông nguồn thức ăn thô xanh rất hạn chế do đó cần có biện pháp trồng và chế biến dự trữ bảo đảm dinh dưỡng được duy trì thường xuyên. Tăng thu nhập: sử dụng thức ăn có sẵn tại địa phương, chế biến đơn giản, dễ áp dụng, làm giảm giá thành cho một đơn vị tăng trọng; sử dụng thức ăn tinh bổ sung

và nguồn thức ăn dự trữ từ các phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ, than, lá ngô) cho trâu, bò ăn, kết hợp giữ trâu bò trong chuồng trại trong những ngày có sương muối, sương giá, băng, tuyết giúp nâng cao khả năng chống chịu điều kiện lạnh kéo dài trong mùa đông tại các tỉnh miền núi phía bắc. Các mô hình này cũng đảm bảo sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo, đất đai hạn chế nhất là đồng bào H’Mông.

(Chi tiết xem trong danh mục tài liu đính kèm của chương này, hoặc trên trang

web: csa.mard.gov.vn)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)