Quá trình mở cửa và cạnh tranh ngày càng gia tăng, cơ cấu sản xuất trong trồng trọt chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thịtrường. Diện tích gieo trồng lúa giảm, diện tích các cây trồng lâu năm và cây ăn quả có giá trị hàng hóa tăng nhanh, một số rau hoa củ quả nhiệt đới. Tuy nhiên, do tác động của BĐKH và sức ép
vềphát triển kinh tếvà quá trình đô thịhóa, diện tích đất canh tácngày càng thu hẹp trong khi
năng suất cây trồng gần đến mức giới hạn tối đa. Nông nghiệp và môi trường sinh thái có mối quan hệ mật thiết hơn bất kì ngành nghề sản xuất nào. Môi trường đất, nước, không khí là điều kiện tiên quyết cho ngành nông nghiệp phát triển. Trong khi đó, ở chiều ngược lại hoạt
động sản xuất nông nghiệp sẽtác động trực tiếp đến tình trạng của môi trường tựnhiên thông qua tác động đến môi trường đất, nước và không khí. Ở Việt Nam, diện tích đất bịthoái hóa có xu hướng nặng nềhơn với 50% diện tích đất bịảnh hưởng, riêng đất nông nghiệp mỗi năm
Việt Nam mất từ100 ngàn đến 120 ngàn ha. Cùng với thoái hóa đất, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã gây ảnh hưởng lớn
đến diện tích sản xuất nông nghiệp, nhất là những diện tích canh tác lúa-thủy sản (Bộ TNMT, 2014).
Tác động chính của BĐKH tới ngành trồng trọt, trong nông nghiệp, ngoài thuỷ lợi, thuỷ sản, trồng trọt được nhận định là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Nước biển dâng làm nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ ven biển bị nhiễm mặn, diện tích gieo trồng bị thu hẹp dẫn đến thiếu đất canh tác. Xâm nhập mặn cũng làm giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là lúa và rau màu một số nơi còn có thể bị mất trắng.Nhiệt độ trung bình tăng lên tác động tới quá trình ra hoa, thụ phấn dẫn tới năng suất cây trồng giảm. Nhiệt độ thay đổi
36
tác động đến cơ cấu cây trồng do tác động đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thay đổi quy luật ra hoa, kết quả do đó làm giảm khả năng luân canh, tăng vụ. Sạt lở đất xuất hiện vào các tháng mùa mưa ở vùng miền núi và vùng ven biển gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với đất canh tác, làm cho quỹ đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, nhất là đất lúa do phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng như sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất lương thực.Nhiệt độ tăng và độ ẩm cao khiến dịch bệnh xảy ra nhiều hơn. Nhiệt độ tăng vào mùa đông tạo điều kiện cho nguồn sâu có khả năng phát triển nhanh hơn, gây hại mạnh hơn. BĐKH cũng có thể làm phát sinh một số chủng sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà còn trong bảo quản nông sản, thực phẩm.