Các tác động của BĐKH đến nguồn tài nguyên nước trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 43)

Tác động của BĐKH đến quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong nông nghiệp phải

được xem xét một cách tổng thể: (i) Nhu cầu về nước tăng ở tất cảcác ngành của nền kinh tế;

(ii) Sự suy giảm chất lượng nước do ô nhiễm và tác động của BĐKH; và (iii) Cạnh tranh gay gắt về nước ở các cấp độ khác nhau (cộng đồng, lưu vực các sông và vỉanước ngầm).

Tác động của BĐKH đến quản lý tài nguyên nước của Việt Nam:

Tài nguyên nước Việt Nam có xu hướng suy giảm do tác động của BĐKH toàn cầu. (i) Nhiệt độ không khí có xu thế tăng lên, theo kịch bản đến năm 2070, ở các vùng ven biển có khả năng tăng thêm +1,5oC, vùng nội địa +2,5oC, sẽ kéo theo tăng lượng bốc thoát hơi lên khoảng 7,7-8,4%, nhu cầu nước tưới tăng lên, lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi. (ii) ElNino và LaNina làm tăng thêm tính cực đoan của thời tiết. Hậu quả làm tăng thêm tính cực đoan chế độ dòng chảy trong năm trên các dòng sông. Vào các năm LaNina, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta nhiều hơn rõ rệt so với các năm ElNino. Nếu kèm theo ảnh hưởng của các luồng không khí lạnh thì các

24

năm này thường xảy ra những trận lụt lớn kéo dài,diện rộng. Vào các năm ElNino, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến nước ta ít song cũng có những cơn có cường độ rất mạnh gây thiệt hại rất nghiêm trọng. (iii) ElNino gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng nề ở nước ta. Những năm có ElNino, lượng mưa và lượng dòng chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh, thậm chí không có dòng chảy như sông Lũy (Bình Thuận), sông KrongBuk (Đăk Lắk), sông Hà Thanh (Bình Định) v.v. Hạn đến nỗi ngay cả súc vật cũng không thể sống được, người dân phải di chuyển chúng đến vùng khác.

Dòng chảy năm: Tác động của BĐKH đến dòng chảy năm rất khác nhau giữa các vùng/hệ thống sông của Việt Nam. Theo kịch bản BĐKH B2 (Kịch bảnphát thải trung bình), dòng chảy năm trên các sông ở Bắc Bộ, phần phía Bắc của Bắc Trung Bộ có xu hướng tăng phổ biến dưới 2% vào thời kỳ 2040-2059 và lên tới 2% đến 4% vào thời kỳ 2080-2099. Trái lại, từ phần phía nam của Bắc Trung Bộ đến phần phía bắc của Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai), dòng chảy năm lại có xu thế giảm, thường dưới 2% ở sông Thu Bồn, Ngàn Sâu, nhưng giảm mạnh ở hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé từ 4% đến 7% vào thời kỳ 2040-2059 và 7% đến 9% vào thời kỳ 2080-2099. Theo kết quả nghiên cứu của Uỷ hội sông Mê Kông, dòng chảy năm trên sông Mê Kông, tại Kratie, nguồn cấp nước chủ yếu cho đồng bằng sông Cửu Long, trung bình thời kỳ 2010-2050 so với thời kỳ 1985-2000 tăng khoảng 4%-6%.

Dòng chảy mùa lũ: Dòng chảy mùa lũ của hầu hết các sông có xu thế tăng so với hiện nay, song với mức độ khác nhau, phổ biến tăng từ 2% đến 4% vào thời kỳ 2040-2059 và từ 5% - 7% vào thời kỳ 2080-2099. Riêng sông Thu Bồn, sông Ngàn Sâu chỉ tăng dưới 2% vào thời kỳ 2040-2059 và dưới 3% vào thời kỳ 2080-2099. Trong khi đó, dòng chảy mùa lũ của các sông trên hệ thống sông Đồng Nai, sông Bé lại giảm khoảng từ 2,5% đến 6% và từ 4% đến 8% vào hai thời kỳ nói trên. Đối với sông Mê Kông, so với thời kỳ 1985-2000, dòng chảy mùa lũ tại Kratie trung bình thời kỳ 2010-2050 tăng khoảng 5% đến 7%.

Dòng chảy mùa cạn: BĐKH có xu hướng làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, so với hiện

tại dòng chảy mùa cạn phổ biến giảm từ 2% đến 9% vào thời kỳ 2040-2059 và từ 4% đến

12% vào thời kỳ 2080-2099. Tuy nhiên, dòng chảy mùa cạn không thể hiện xu thế tăng hoặc giảm rõ ràng ở sông Mê Kông tại Kratie và Tân Châu.

Theo kịch bản BĐKH B2, lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng năm đều tăng khoảng 7% đến 10% vào thời kỳ 2040-2059, 12% đến 16% vào thời kỳ 2080-2099 so với hiện tại. Đặc biệt Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tỷ lệ tăng lượng bốc thoát hơi tiềm năng cao nhất là 10% đến 13% và 18% đến 22% vào các thời kỳ trên.

Giai đoạn sau năm 2020, mực nước ngầm có thể giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác và suy giảm lượng nước cung cấp cho dòng chảy ngầm trong mùa khô. Tại vùng đồng bằng Nam Bộ, nếu lượng dòng chảy mùa khô giảm khoảng 15% đến 20% thì mực nước ngầm có thể hạ thấp khoảng 11m so với hiện nay.

25

Bảng 5: BĐKH ảnh hướng đến nhu cầu và cung cấp nước Các yếu tố của chu trình nước Tác động từ Các hoạt động phát triển BĐKH Lượng mưa

hàng năm Không hoặc có tác động nhỏ

Dự kiến sẽ tăng lên trên toàn cầu trong thế kỷ 21, với khả năng thay đổi về phân bố lượng mưa theo không gian.

Sựthay đổi về

lượng mưa Không ảnh hưởng Dự kiến lượng mưa trung bình tăng

Sựthay đổi

lượng mưa

theo mùa Không ảnh hưởng

Dự kiến tăng sự thay đổi lượng mưa theo mùa ở mọi nơi

Độẩm của đất (hạn hán)

Tác động: Một số phương pháp canh tác có thể làm giảm độ ẩm của đất

nhanh hơn ở những nơi có thảm thực vật tựnhiên che phủ

Độ ẩm thường tăng do sự gia tăng

biến động của sựphân bốlượng mưa

Lũ lụt

Tác động trung bình: Cường độ lũ lụt

và tác động có thể trở nên nghiêm

trọng hơn do những thay đổi trong sử

dụng đất và phát triển không theo quy hoạch ở các khu vựcđồng bằng

Tần suất và cường độngày càng tăng

của các trận mưa lớn

Tuyết và băng

tan

Tác động hạn chế thông qua việc tích

tụcác chất gây ô nhiễm

Nhiệt độtăng lên khiến tuyết và băng

tan làm gia tăng ban đầu của lưu lượng sông sau đó giảm dần

Xảnước từ các công trình hồ, đập

Tác động cao đối với các khu vực khan hiếm nước, nơi xây dựng hồ

chứa và phân phối nước cho nông

nghiệp và các mục đích sử dụng khác đang thay đổi chế độ dòng chảy và

giảm lưu lượng hàng năm. Các biện

pháplưu trữnước quy mô lớn cũng có tác động đến việc xảnước vào các con sông

Tác động của xả nước có thể tăng lên

do những thay đổi về lượng mưa,

thay đổi chế độ dòng chảy theo mùa.

Dòng chảy hàng năm dự kiến sẽkhác

nhau giữa các khu vực sông

Nước ngầm

Tác động cao: Sựphát triển khai thác nước ngầm quy mô lớn ở nhiều vùng đang đe doạ tính bền vững của tầng

nước ngầm ở nhiều khu vực

Thay đổi theo phân bố lượng mưa. Tác động khá phức tạp: lũ lụt tăng bổ sung nước, hạn hán làm tăng tần suất khai thác

Bốc hơi nước

Tác động hạn chế trong nông nghiệp: Cây trồng có hệ số thoát hơi khác

nhau

Tăng lên khi nhiệt độtăng

Chất lượng

nước (nước mặt vànước ngầm)

Tác động lớn từ ô nhiễm ở các khu

vực phát triển kinh tế mạnh mẽ Tnhiễm, lũ lụt cũng làm tăng nguy cơ ăng nhiệt độ có thể làm tăng ô ô nhiễm nước mặt

Độ mặn

Tác động lớn từ việc tưới/tiêu nước ở các khu vực ven biển (chủ yếu ởvùng khô cằn)

Tác động cao: khi mực nước biển

dâng cao kết hợp với lưu lượng dòng

chảy giảm và tăng cường sự khai

thác nước ngọt

26

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)