Khái quát về huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 51 - 92)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lạc Sơn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện

a) Vị trí địa lý

Lạc Sơn là một huyện của tỉnh Hòa Bình, rồi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (1975-1991) và trở lại tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến nay. Huyện Lạc Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình 57 km. Nằm trong tọa độ địa lý 20 o 21' - 20 o 37' vĩ Bắc và 105 o 21' - 105 o kinh Đông. Phía Bắc giáp với huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong; Phía Nam giáp với huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa); Phía Đông giáp huyện Yên Thủy; Phía Tây giáp huyện Tân Lạc của tỉnh Hoà Bình.

b) Địa hình

Huyện Lạc Sơn có độ dốc theo hai hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng Bắc xuống hướng Nam. Xét về vị trí địa lý và địa hình, có thể chia huyện thành 3 vùng:

- Vùng thấp: Bao gồm thị trấn Vụ Bản và các xã dọc theo sông, suối lớn như: Sông Bưởi, Suối Cái, Suối Bìn, Suối Yêm Điềm... Đây là vùng thấp, đồng bằng. Phần lớn các xã vùng này có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua.

- Vùng cao: Bao gồm 04 xã nằm ở phía Tây và phía Bắc huyện. Đặc điểm chung của các xã này là nằm ở vị trí cao so với mặt nước, xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, địa hình hiểm trở, đồi núi cao. - Vùng sâu - xa: Bao gồm 8 xã phía Tây và phía Đông huyện. Đặc điểm chung của vùng này là vùng sâu, tấp nhưng nằm giữa hệ thống núi đá cao,

nằm xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh hộ, giao thông nội bộ khó khăn.

c) Đất đai và tài nguyên khoáng sản

- Về đất đai: Tổng diện tích tự nhiên 58.746,19 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 13.022,41 ha, chiếm 22,16%; Đất lâm nghiệp: 36.856,58 ha, chiếm 62,7%; Đất chuyên dùng: 2.389,44 ha chiếm 4,06%; Đất ở: 2.619,97 ha, chiếm 4,56%; Đất chưa sử dụng: 1.651,49 ha, chiếm 2,81%.

Tính chất đất đai khác nhau được phân bố trên các vùng khác nhau sẽ tạo điều kiện để Lạc Sơn có thể phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá quy mô lớn theo vùng để có một nền nông nghiệp đa dạng hoá trên toàn huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện có một số mỏ khoáng sản như sau: (1) mỏ than, thuộc địa bàn các xã Mỹ Thành (giáp Kim Bôi), Vũ Bình, Thượng Cốc, Yên Nghiệp; (2) Quặng sắt: được phát hiện và khai thác ở xã Quý Hoà; (3) Mỏ vàng: ở xã Ngọc Lâu; (4) Núi đá: có ở phần lớn các xã vùng cao.

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của huyện được cung cấp chủ yếu bằng 03 nguồn chính: Nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên.

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện là 36.856,58 ha, chiếm 62,7% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế của huyện

Kinh tế huyện Lạc Sơn có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chính trên địa bàn huyện, công nghiệp và dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch có tiềm năng nhưng hiện chưa được khai thác đầu tư phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2019, nông nghiệp chiếm tới xấp xỉ 82% tổng diện tích đất tự nhiên, 70% Lực lượng lao động. Ngành thương mại dịch vụ còn yếu kém, hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá chưa phát triển do chưa có mạng lưới bán buôn bán lẻ hợp lý; những hình thức dịch

vụ như khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là du lịch chưa phát triển mặc dù huyện có nhiềm tiềm năng phát triển du lịch lịch sử, tín ngưỡng và du lịch sinh thái.

- Khả năng phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, nhưng hiện tại phát triển mang tính tự phát phân tán. Dựa vào tiềm năng đất và địa hình, Lạc Sơn có khả năng phát triển một nền nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) đa dạng:

+ Khả năng phát triển lúa cao sản và rau chất lượng cao

+ Khả năng phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất. Các loại sản phẩm trên có điều kiện phát triển ở vùng sâu - xa và một số xã vùng cao - xa của huyện

+ Khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc. Sản phẩm chăn nuôi có thể phát triển trên khắp các xã trong toàn huyện, nhất là vùng cao - xa (đại gia súc) và vùng sâu - xa (tiểu gia súc) vì các vùng này có nhiều núi đá, đất trồng cỏ, đất đồi tạo điều kiện phát triển chăn nuôi heo hướng quy mô lớn, theo kiểu công nghiệp dưới dạng trang trại hoặc các mô hình kết hợp trồng trọt với chăn nuôi.

+ Khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản: trên địa bàn huyện có nhiều sông suối lớn, đặc biệt là dự án hồ chứa nước cánh Tạng, khi hoàn thành sẽ tạo thành diện tích mặt nước rất lớn, là nơi chứa nước và cung cấp nước sạch cho các xã trên địa bàn huyện và một số huyện của tỉnh Thanh Hoá.

Tuy có những khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nhưng hiện tại, do việc phân vùng phát triển chứ rõ ràng, nên mỗi vùng, mỗi địa phương (xã, thôn bản) đều tổ chức sản xuất theo xu thế trùng lắp, phân tán manh mún, chưa xã định rõ lợi thế, thế mạnh để tổ chức chuyên môn hoá, vì thế nông nghiệp huyện hiện nay hiệu quả không cao, tình hàng hoá thấp và chưa hướng tới phát triển hiện đại.

2.1.1.3. Điều kiện xã hội của huyện

Dân số huyện Lạc Sơn vào khoảng 136.652 người ( số liệu theo điều tra dân số năm 2019), trong đó dân tộc Mường chiếm đa số với 90% dân số, còn lại là người Kinh và một số dân tộc khác. Huyện có 24 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 23 xã. Biến động dân số cơ học không đáng kể (chủ yếu là đi lao động tạm thời ở ngoại tỉnh). Tuy nhiên, dân số thành thị của huyện lại thấp, chỉ chiếm dưới 5%, gần như thấp nhất so với toàn tỉnh, (tỷ lệ dân số thành thị của Hoà Bình là 15,8%). Dân số tuổi lao động chiếm 52,7% (thấp hơn tỷ lệ này ở Hoà Bình đạt 66,7%) trong đó lao động khu vực nông nghiệp chiếm 70%, khu vực công nghiệp 25% và dịch vụ 5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, chỉ đạt 12,1% trong điều kiện khả năng tự đào tạo lao động của huyện rất thấp. Những số liệu và tình hình về dân số, lao động nói trên cho thấy:

- Lạc Sơn là huyện đông dân, đây là một điểm mạnh về khả năng cung cấp lực lượng lao động cho phát triển KT-XH của huyện, cũng như là một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh.

- Lực lượng lao động đông, lại chủ yếu là lao động ngành nông nghiệp. - Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động thấp, khả năng tự đào tạo hạn chế, lao động lại chủ yếu là nông nghiệp.

b) Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông (kinh tế - kỹ thuật); trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, trung tâm học tập công đồng (xã hội) nhìn chung đã được trang bị mạng lưới khá rộng khắp và phủ kín trên toàn địa bàn huyện. Tuy vậy, hệ thống cơ sở hạ tâng kỹ thuật còn mang những đặc điểm của trình độ phát triển thấp, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính chất nhỏ bé và không đầy đủ: thể hiện rõ đối với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế như hệ thống chợ, hệ thống cơ sở hạ tầng văn hoá, thể dục thể thao, hệ thống rác thải, nhà vệ sinh, nước sạch.

- Tính chất chia cắt, manh mún, chắp vá, thể hiện rõ ở mạng lưới điện, mạng lưới giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng văn hoá.

- Chất lượng của mạng lưới thấp, không bảo bảo theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội: hê thống giao thông nội bộ huyện mới chỉ được bê tông hoá khoảng 20%, các công trình thuỷ lợi đã đựơc đầu tư từ lâu, xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống trạm xá xã, trường học các cấp đều trong tình trạng cần phải đầu tư nâng cấp về chất lượng.

2.1.2. Thực trạng mô hình sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2019

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc Phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 -2020. UBND huyện đã đẩy mạnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước, các văn bản của địa phương. Đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất

Bảng 2.1: Tình hình hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2019

St Tiêu chí 2017 2018 2019

1 Mô hình phát triển sản xuất thuộc xã 135

- Số hộ được hỗ trợ (người) 655 749 710

- Số kinh phí được hỗ trợ (tr.đồng) 5.016 4.558 4.811 2 Mô hình phát triển sản xuất ngoài xã 135

- Số hộ được hỗ trợ (người) 19 17 21

- Số kinh phí được hỗ trợ (tr.đồng) 356 308 312

Nguồn:Báo cáo hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình sản xuất của UBND huyện các năm 2017-2019

các mô hình sản xuất giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn huyện Lạc Sơn là tương đối lớn. Việc thực hiện tốt các mô hình sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, chất lượng đời sống nhân dân được đảm bảo, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất trên địa bàn huyện thời gian qua đôi khi còn chậm do nguồn kinh phí được cấp chưa kịp thời, nguồn vốn cũng hạn chế; văn bản quy định vùng KT-XH đặc biệt khó khăn thay đổi qua các năm, trong khi các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa cụ thể, chưa kịp thời hoặc chưa thống nhất giữa các bộ, ngành nên đơn vị, địa phương lúng túng trong thực hiện,...

2.2. Thực trạng bộ máy quản lý hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bộ máy quản lý và quy trình quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất là một trong những vấn đề mà các cấp, các ngành phải giải quyết các mục tiêu vừa đảm bảo nguồn vốn cho dự án, vừa đảm bảo công bằng ngân sách nhà nước

Khái quát chung mô hình quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình sản xuất chính quyền huyện Lạc Sơn như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất đã được luận văn đề cập tại mục 1.2.3.

Thống kê đội ngũ CBCC chịu trách nhiệm quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình sản xuất tại bảng 2.2 phía sau cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC này được đánh giá là tương đối tốt, tỷ lệ CBCC có trình độ đại học và trên đại học rất cao (khoảng 80%), phần còn lại là có trình độ cao đẳng và các hình thức đào tạo khác HĐND huyện UBND huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch Nông nghiệp và PTNT Thanh tra huyện Các hộ dân tham gia mô hình sản xuất UBND các xã,

thị trấn

Phòng LĐ- TB&XH

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ CBCC chịu trách nhiệm quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn

Đơn vị: người

St Tiêu chí phân loại 2017SL SL 2018+/- SL 2019+/-

1 Theo trình độ chuyên môn

- Trên đại học 3 4 1 7 3

- Đại học 14 16 2 16 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cao đẳng, và hình thức

khác 4 3 -1 3 -1

2 Theo thâm niên công tác

- Dưới 5 năm 4 4 0 5 1

- Từ 5 năm đến 10 năm 14 15 1 16 1

- Trên 10 năm 3 5 2 6 1

Tổng 21 24 3 27 3

Nguồn: Thông tin từ các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Lạc Sơn

Về thâm niêm công tác trong ngành của đội ngũ cán bộ quản lý và công chức có thể thấy, đa phần có thâm niên từ 05 năm đến 10 năm. Tuy thời gian công tác chưa dài nhưng đây đa số là các cán bộ trẻ, khả năng tiếp cận và tự học hỏi cao, đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu công việc và thực hiện tốt nhiệm vụ được tốt chức giao.

2.3. Thực trạng quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

2.3.1. Thực trạng lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất

- Về căn cứ lập dự toán : việc lập dự toán được thực hiện dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:

+ Những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, như: Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg); Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg); Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1722/QĐ-TTg); Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

+ Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 -2020 được phê duyệt tại Quyết định số 237/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình.

+ Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm và giai cả đoạn 2016-2020 của tỉnh Hòa Bình, của huyện Lạc Sơn giai đoạn 2016-2020. Trong đó, chú trọng đến mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, chỉ tiêu giảm số hộ nghèo, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các giải pháp chính sách (trong đó có giải pháp tài chính) để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

+ Tình hình giải ngân, số nguồn vốn đã cấp cho phát triển mô hình sản xuất của các năm trước.

+ Nhu cầu kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Sơn năm kế hoạch.

+ Một số căn cứ khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế hàng năm

- Về kết quả lập dự toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2017-2019.

Bảng 2.3: Dự toán chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 51 - 92)