trợ phát triển mô hình sản xuất
Bên cạnh những vấn đề bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức bộ máy quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, thì luận văn cho rằng việc thực hiện tốt công tác phân bổ dự toán của
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lạc Sơn sẽ là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả thực hiện dự toán hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình sản xuất . Theo đó, ở giải pháp này, luận văn sẽ tập trung vào việc đưa ra các đề xuất hoàn thiện công tác phân bổ dự toán, theo dõi thực hiện dự toán kinh phí phát triển mô hình sản xuất của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Thứ nhất, Việc thẩm định dự toán và phân bổ dự toán cho các đơn vị nên được thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, sau khi nhận được quyết định bổ sung kinh phí của UBND huyện, các đơn vị thực hiện dự án làm phương án thực hiện, đồng thời lập dự toán chi tiết đề nghị Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn ra Quyết định phê duyệt dự toán, sau khi nhận được Tờ trình đề nghị phê duyệt dự toán, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thẩm định trước thời gian quy định, như vậy sẽ đảm bảo tiến độ giao dự toán theo đúng thời gian quy định và mục tiêu của cải cách hành chính đề ra
Thứ hai. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho địa phương trong việc phân bổ nguồn kinh phí. Cần quy định việc phân bổ kinh phí phải kèm theo các quy chuẩn ràng buộc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời cũng yêu cầu các địa phương báo cáo kết quả sử dụng nguồn kinh phí theo mức độ đạt được, các kết quả đầu ra và mục tiêu cụ thể đã cam kết
Thứ ba, theo dõi dự toán chi trả kinh phí phát triển mô hình sản xuất theo kết quả đầu ra.
Quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi của dự án. Đặc điểm cơ bản nhất của phương thức quản lý ngân sách này là lấy kết quả đầu ra làm đối tượng, mục tiêu chính để xây dựng và vận hành
cơ chế quản lý chi ngân sách. Vấn đề tổ chức công tác đánh giá các tác động cuối cùng của các đầu ra được sản xuất ra từ quá trình chi ngân sách đối với nền kinh tế xã hội là vấn đề quan trọng hàng đầu. Công tác tổ chức đánh giá các tác động, kết quả cuối cùng của chi ngân sách nhà nước không chỉ diễn ra sau khi các khoản chi được hoàn thành mà còn được diễn ra ngay từ khâu lập dự toán ngân sách, trong quá trình chi tiêu ngân sách. Tức là vai trò của các cơ quan như cơ quan quản lý, soạn lập dự toán ngân sách, kiểm toán, quốc hội,... trong hoạt động đánh giá hiệu quả chi ngân sách rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành công của cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực để kiểm soát, đánh giá các hoạt động nói chung và việc thực hiện nhiệm vụ được giao nói riêng đối với cơ quan, đơn vị được giao thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các cơ quan, đơn vị cũng đang gặp khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của mình nên công tác quản lý, kiểm soát, giám sát trong nội bộ từng cơ quan và đơn vị cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ và định mức chi tiêu NSNN phù hợp với yêu cầu áp dụng cơ chế quản lý NSNN đầu ra. Định mức phân bổ dự toán phải được tính toán trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có trong ngắn hạn, trung và dài hạn, phù hợp với các đối tượng sử dụng ngân sách. Định mức chi tiêu cần được xác định vào các định mức kinh tế, kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, theo từng vùng và mang tính hướng dẫn để các đơn vị sử dụng ngân sách dự toán chi phí cho các hoạt động dựa vào đầu ra.
Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá để hệ thống theo dõi đánh giá thực sự là một công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho quá trình quản lý
ngân sách. Việc xây dựng và duy trì một hệ thống theo dõi và đánh giá theo kết quả là hết sức khó khăn. Trước hết phải đạt đến mức độ sẵn sàng từ các cấp quản lý, bồi dưỡng nguồn nhân lực đủ trình độ. Có nhiều mô hình tổ chức theo dõi và đánh giá mà chúng ta có thể tham khảo từ kinh nghiệm của các nước khi xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá như: mô hình toàn diện, mô hình bộ phận, mô hình hỗn hợp. Chiến lược tốt nhất để đưa hệ thống theo dõi và đánh giá vào vận hành đó là thí điểm tại một vài bộ, ngành tiến tới áp dụng cho tất cả các đơn vị.