Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 100 - 103)

Công tác chỉ đạo điều hành: Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh đến huyện, xã; phân công rõtrách nhiệm của các ngành thành viên Ban chỉ đạo trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Công tác tuyên truyền:

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo.Tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bằng nhiều hình thức và nhiều thứ tiếng để phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương (đặc biệt là tuyên truyền trên đài phát thanh các xã).

Công tác xây dựng các cơ chế, chính sách:

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo hiện hành như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về y tế, giáo dục, khuyến nông - khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất...Trong đó trọng tâm là thực hiện các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập, giáo dục đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí để giảm nghèo bền vững.

Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về thực hiện các chính sách giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện.

Công tác huy động các nguồn lực:

Các cấp ngân sách tiếp tục huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Ngoài nguồn vốn từ các chương trình, dự án do Trung ương cấp, phải tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ cáctổ chức, cá nhân, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài huyện, các nguồn vốn tài trợ,…huyện cũng bố trí một phần ngân sách địa phương để thực hiện công tác giảm nghèo. Triển khai lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách.

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán quản lý chương trình, quản lý nguồn kinh phí phát triển mô hình sản xuất.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rẳng trình độ chuyên môn và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn ngân sách. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chi NSNN, đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất đạo đức.

Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện:

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh; xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ tài chính các cấp, cụ thể tới từng vị trí công việc. Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

- Tổ chức tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN một cách rộng rãi, công khai nhằm lựa chọn được những người thực sự có năng lực.

- Xây dựng quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra theo quy định; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại theo chức danh và theo từng công việc (đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác: ngoại ngữ, tin học,...). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kế toán cơ sở

- Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra: phải nắm vững quy trình quản lý, luôn cập nhật các quy định mới trong công tác quản lý chi NSNN nói chung, chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nói riêng, nắm vững các chế tài xử lý khi phát hiện sai phạm,...; đồng thời tăng cường cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực Tài chính cho thanh tra huyện.

- Trong lĩnh vực quản lý chi kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất, các nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, là rất quan trọng vì vậy nguồn nhân lực được xác định là yếu tố quyết định, có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của huyện. Vì vậy, huyện phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản lý một cách chi tiết, cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ nguồn có trình độ cao, giỏi nghiệp vụ và có khả

năng bao quát, đủ khả năng tiếp nhận thông tin và kiểm soát mọi công nghệ quản lý tiên tiến. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bao gồm đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ hiện tại và tuyển dụng cán bộ mới:

+ Đối với các cán bộ hiện tại: Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên hiện tại của bộ phận quản lý chi bằng cách:

Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm tương ứng với mức độ phát triển của nền kinh tế của đại phương. Mở rộng các hình thức đào tạo liên kết, chú ý đến các hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cho hoạt động quản lý ngân sách của bộ quân quản lý của các đơn vị trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các khóa đào tạo của bộ tài chính, từ đó cử cán bộ đi nghiên cứu và học tập để nâng cao trình độ, bắt kịp với các công nghệ và quy trình mới được triển khai. Đồng thời cần đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý và các nhân viên nghiệp vụ theo định kỳ. Đây là việc làm phải thực hiện liên tục, thường xuyên với đối tượng trên diện rộng, đặc biệt là phải đào tạo về nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn,, trình độ tin học, phải khuyến khích và mở rộng môi trường đào tạo tại địa phương.

+ Đối với việc tuyển dụng mới: Hiện tại một số cán bộ quản lý ngân sách của Phòng Tài chính – Kế hoạch do tuổi cao sử dụng máy tính phần mềm kế toán và xử lý công nghệ thông tin còn chưa được như yêu cầu nên việc cần tuyển bổ xung nhân sự được để đáp ứng yêu cầu quản lý cần tuyển dụng mới cán bộ tại các vị trí công việc trong đó chủ yếu là các đơn vị chuyên môn

- Thu hút nguồn nhân tài: tuyển dụng theo trình độ và năng lực đồng thời phải có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn như tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, chính sách lương hợp lý và cơ hội thăng tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 100 - 103)