Kiến nghị đối với UBND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 104 - 114)

Cân đối nguồn ngân sách địa phương để thực hiện một số nội dung, dự án chương trình, hạn chế trông chờ vào nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh. Ngoài nội dung dự án của Trung ương, của tỉnh thì huyện cần có chương trình hành động cụ thể về nội dung, dự án của địa phương mình cho phù hợp với thực tế. Hằng năm trích một tỷ lệ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phòng, ngừa một số nhiệm vụ phát sinh.

Đề nghị HĐND – UBND tỉnh điều chỉnh tăng mức phân bổ điều tiết ngân sách cho chính quyền cấp huyện, từ đó giúp ngân sách cấp huyện cải thiện nguồn thu, có đủ kinh phí đối ứng cho các chương trình mực tiêu.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đặc biệt tới đầu tư công với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên khắp các tỉnh trên cả nước. Nguồn ngân sách cho chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, công tác xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng, là đòn bẩy, tạo cơ hội và điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Công tác quản lý nguồn ngân sách cho xóa đói giảm nghèo nói chung, của chương trình hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nói riêng trên địa bàn huyện Lạc Sơn trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, có nhiều tiến bộ. Song nhìn chung công tác này vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong hầu hết các khâu, tính hiệu quả còn chưa cao. Những tồn tại hạn chế đó là những rào cản lớn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước trong hoạt động Xóa đói giảm nghèo, cần có những giải pháp chiến lược để khắc phục, thay đổi một cách căn bản.

Những năm gần đây, thực hiện chủ chương chung của Đảng và Nhà nước, UBND huyện Lạc Sơn đã tích cực đẩy mạnh việc triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân thoát nghèo trên địa bàn huyện. Trong công tác quản lý tài chính – ngân sách trong chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất thời gian qua đã đạt được những thành tự quan trọng, mục tiêu của công tác quản lý dần đạt được, tuy nhiên chưa trọn vẹn, vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: tổng quan chính sách, chương trình hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình sản xuất; công tác quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất của chính quyền cấp huyện (khái niệm, mục tiêu, bộ máy quản lý, nội dung quản lý,

những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý). Những vấn đề được trình bày đã tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu luận văn.

- Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó, nêu lên những đánh giá về những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác quản lý này.

- Luận văn đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025.

Luận văn hy vọng những kết quả đạt được qua quá trình nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho hoạt động quản lý kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn đến năm 2025.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù học viên đã có sự tìm hiểu, thu thập dữ liệu , tỉ mỉ từ việc thu thập dữ liệu và phân tích, nhưng do những hạn chế nhất định về nguồn lực thực hiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân, nên sai sót là không thể tránh khỏi. Vì vậy, học viên rất mong muốn nhận được những góp ý của các nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn./.

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

3. Bùi Đăng Nghĩa (2018), Tăng cường quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo tỉnh Lai Châu.

4. Chính phủ (2015), Báo cáo số 507/BC-CP Về đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 và định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020, ban hành ngày 13/10/2015, Hà Nội.

5. Chính Phủ (2016), Nghị quyết số 60/NQ-CP Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, ban hành ngày 08/7/2016, Hà Nội

6. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 73/NQ-CP Phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020, ban hành ngày 26/8/2016, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

9. Đỗ Xuân Thanh, (2018), Quản lý nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012),

Giáo trình Quản lý học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

11. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của chính quyền huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại.

12. Phạm Công Hưng (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thuận Thành, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015.

14. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015.

15. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1722/QĐ-TTg);

16. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Quyết định số 41/2016/QĐ TTg);

17. Trần Thị Hồng Phượng (2016), Xây dựng nông thôn mới tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Nông Nghiệp, Hà Nội.

đoạn 2016-2020.

19. UBND huyện Lạc Sơn (2020), Báo cáo tổng hợp Chương trình Mục tiêu QG GNBV giai đoạn 2017 – 2019.

20. UBND tỉnh Hòa Bình (2017), Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 -2020 được phê duyệt tại Quyết định số 237/QĐ- UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình.

Thưa: Ông (bà)

Tôi là Hoàng Văn Du- học viên cao học Chuyên ngành Quản lý Công của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận văn: “Quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Kính mong Ông (bà) vui lòng giúp tôi hoàn thành bảng hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào phương án thích hợp nhất với Ông (bà). Mọi thông tin được cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của tôi.

I. MỘT VÀI THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA 1. Đối tượng được điều tra

Phòng Tài chính Kế hoạch 

Công chức chuyên môn 

Phòng ban chuyên môn 

Chủ đầu tư dự án 

2. Thông tin người được điều tra

- Giới tính; Nam  Nữ 

- Vị trí Công tác Cán bộ  Chuyên viên 

II. Phần câu hỏi khảo sát

Ông (bà) hãy đánh dấu vào lựa chọn mà đồng chí cho là phù hợp với những ý kiến được đưa ra ở bảng sau đây. Trong đó, điểm số từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đánh giá từ thấp đến cao.

2 Cán bộ, công chức quản lý có năng lực tốt

3 Công tác quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất thực hiện bài bản, hiệu quả theo quy định pháp luật

4

Phương pháp, quy trình lập dự toán quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện là khoa học, hợp lý

5 Chất lượng của dự toán quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện là tốt

6

Các cơ quan quản lý kinh phí tri trả quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ

7

Việc phân bổ kinh phí quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của Phòng Tài chính - kế hoạch là công khai, minh bạch.

8

Công tác quyết toán quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất được thực hiện đầy đủ theo trình tự quyết toán NSNN được quy định trong Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình

9 Các báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của đơn vị đảm bảo trung thực, chính xác

10

Kết quả kiểm tra, giám sát quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất đã chỉ ra được hết những sai phạm của các đơn vị, các chủ đầu tư quản lý chi

11

Các chế tài xử phạt đã đủ sức răn đe đối với những hành vi sai phạm trong quản lý chi trả quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất

Chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DÀNH CHO ĐẠI DIỆN CÁC CHỦ ĐẦU TƯ

hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Kính mong Ông (bà) vui lòng giúp tôi hoàn thành bảng hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào phương án thích hợp nhất với Ông (bà). Mọi thông tin được cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

I. MỘT VÀI THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA 1. Đối tượng được điều tra

Công chức chuyên môn 

Phòng ban chuyên môn 

Chủ đầu tư dự án 

2. Thông tin người được điều tra

- Giới tính; Nam  Nữ 

ý kiến được đưa ra ở bảng sau đây. Trong đó, điểm số từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đánh giá từ thấp đến cao.

Stt Nội dung 1 Phương án2 3 4 5

1

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có phương pháp khoa học trong việc kiểm soát các nội dung, danh mục dự toán chi phát triển mô hình sản xuất

2 Dự toán phân bổ chi phí phát triển mô hình sản xuất là hợp lý, sát với thực tế

5 Đơn vị luôn được cấp kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất đúng, đủ, kịp thời theo dự toán được duyệt

6

Hàng năm, đơn vị luôn nhận được hướng dẫn chi tiết của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện về việc thực hiện quyết toán kinh phí phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất

7

Quyết toán kinh phí phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất được UBND huyện phê duyệt phản ánh đúng thực tế tại đơn vị

8

Hàng năm đều có đoàn kiểm tra về công tác tài chính của UBND huyện đối với hoạt động tài chính nói chung, hoạt động quản lý phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nói chung của đơn vị

9

Các cuộc kiểm tra đã được tiến hành tại đơn vị được thực hiện theo đúng trình tự luật định, nội dung kiểm tra rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm

10 Kết quả các cuộc kiểm tra đã được tiến hành tại đơn vị phản ánh đúng tình hình thực tế ở đơn vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 104 - 114)