Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý kinh phí hỗ trợ phát triển mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47 - 51)

mô hình sản xuất của chính quyền cấp huyện

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về chính quyền cấp huyện

* Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất.

Đội ngũ cán bộ quản lý nguồn kinh phí của dự án là những người trực tiếp đánh giá tình hình và xây dựng kế hoạch vốn, dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán và kiểm tra giám sát hoạt động chi hỗ trợ kinh phí phát triển mô hình sản xuất. Do đó, trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ quản lý này có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý dự án. Do đó, chính quyền địa phương cần có sự đầu tư nghiêm túc cho việc đào tạo, bồi

dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý này.

* Điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương:

Đây là nhân tố hết sức quan trọng quyết định đến đời sống của nhân dân trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương. Đây cũng là lực lượng quan trọng tham gia trực tiếp vào phát triển các mô hình sản xuất. Địa phương có điều kiện kinh tế xã hội ít khó khăn, họ tham gia ít thì khả năng tập chung vốn vào từng tiểu dự án nhỏ sẽ cao hơn, hiệu quả hoạt động của mô hình được nâng lên, và quan trọng là việc quản lý kinh phí hỗ trợ của mô hình ít phức tạp hơn.

* Khả năng cân đối ngân sách của địa phương

- Khả năng bố trí nguồn lực tài chính, nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương dành cho việc thực hiện hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất:

Nguồn kinh phí chi trả hỗ trơ phát triển mô hình sản xuất trong chương trình MTGT giảm nghèo bền vững bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách của địa phương. Do đó, khả năng cân đối ngân sách địa phương có ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực hiện chính sách cũng như kết quả của hoạt động quản lý. Dự toán về chi NSNN cấp huyện nói chung, dự toán về chi hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nói riêng còn phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách nhà nước của địa phương. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn, không phụ thuộc vào ngân sách cấp trên cấp thì tự chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu và quản lý chi NSNN địa phương, ngược lại các địa phương còn phải phụ thuộc vào ngân sách trung ương thì chưa tự cân đối được ngân sách.

1.2.4.2. Các nhân tố khách quan

- Hệ thống pháp luật liên quan đến CTMTQG giảm nghèo bền vững, ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch mạng lưới ngành, hệ thống chính sách và các công cụ, kế hoạch, chương trình, dự án để triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế-

xã hội. Có thể nói đây chính là một bộ phận cốt yếu để đạt những yêu cầu đề ra của cơ chế quản lý.

- Sự ổn định của nền kinh tế:

Về phía hoạt động quản lý tài chính nhà nước, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế tạo tiền đề phát triển nguồn vốn ngân sách cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ và ngược lại, nếu nền kinh tế chậm phát triển, thiếu tính ổn định, Nhà nước sẽ không thể có nguồn kinh phí dồi dào để thực hiện chính sách này.

- Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

Thảm họa thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến địa phương, từ đó ảnh hưởng lớn đến nguồn kinh phí của dự án, phát sinh nhiều chính sách phải ưu tiên đối phó cho dịch bệnh, hơn nữa phát sinh nhiều chế độ an sinh xã hội.

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chính sách. Từ việc chính sách hỗ trợ có phù hợp với điều kiện tự nhiên hay không sẽ cho kết quả tương ứng. Cụ thể như việc hỗ trợ giống thủy sản cho vùng núi cao hoặc hỗ trợ giống đại gia súc cho vùng hồ là điều bất hợp lý sẽ dẫn tới kém hiệu quả ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, khi hỗ trợ nguồn kinh phí cho các xã nghèo cần xem xét đến yếu tố vị trí địa lý vì thường những xã nghèo có vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, việc sản xuất hàng hóa với số lượng lớn sẽ khó cho việc tiêu thụ sản phẩm. ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình sản xuất

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN

HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w