Hoàn thiện kiểm tra, giám sát chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 97 - 100)

mô hình sản xuất

Công tác kiểm tra, giám sát cần phải được tiến hành ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất từ nguồn NSNN. Đây là một biện pháp nhằm đảm bảo cho các quy trình về chế độ ngân sách huyện, đảm bảo quy trình về chế độ kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, việc kiểm tra, giám sát kiểm toán phải được tiến hành một cách thường xuyên và ở tất cả các bước trong quản lý ngân sách huyện. Kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những vấn đề không đúng chế độ, không đúng pháp luật để từ đó có các biện pháp xử lý và uốn nắn kịp thời. Để hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc chi trả kinh phí hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất, huyện Lạc Sơn cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Hoàn thiện kiểm toán ngân sách, chấn chỉnh kỷ luật tài chính công. Tăng cường cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nước, làm cho kiểm toán trở thành một hoạt động thường xuyên đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN. Hoạt động kiểm toán phải góp phần đánh giá kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.

- Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát tài chính và kiểm soát chi ngân sách góp phần phòng ngừa những sai phạm, những thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nước tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư, phát triển. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng NSNN. Đồng thời, cần phải đưa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong huyện thực hiện tốt vai trò giám sát, phát hiện những bất hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý ngân sách huyện để có ý kiến kịp thời với các cơ quan chức năng ngăn ngừa, xử lý các vi phạm.

- Có sự tham gia giám sát của cộng đồng để tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện ở cơ sở đảm bảo hiệu quả, giám sát cộng đồng về tổ chức thực hiện cơ chế phải có hướng dẫn cụ thể về nội dung các công việc cần giám sát, cách thức giám sát, tổ chức điều động nhân lực giám sát, phối hợp giám sát cộng đồng với giám sát của các cơ quan và bộ phận chức năng của Nhà nước. Để khuyến khích về lợi ích kinh tế đối với giám sát cộng đồng, cần có chế tài trích lại một phần giá trị có nguy cơ thất thoát do giám sát cộng đồng phát hiện, có hình thức khen thưởng trực tiếp cho thành viên đó

- Công khai kết luận kiểm tra, kiểm toán, chú trọng xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về quản lý tài chính - ngân sách.

Xây dựng cơ chế phối hợp công tác kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; Thanh tra huyện, khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra theo hướng: Cùng nội dung trong một đơn vị mỗi năm chỉ thanh tra, kiểm tra một lần, (điều này đã và đang được các cấp chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh triển khai, thực hiện) đoàn thanh tra sau phải sử dụng kết quả của đoàn thanh tra trước (trừ trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo), không được kiểm tra, thanh tra trùng lặp nội dung đoàn kiểm tra, thanh tra trước đã làm. Đối với nội dung thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nên giao cho ngành thuế chịu trách nhiệm; thanh tra tình hình quản lý, sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán và công tác quản lý điều hành ngân sách tại các đơn vị dự toán và công tác quản lý điều hành ngân sách cấp huyện nên giao cho thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra huyện thực hiện.

Lực lượng thanh tra, kiểm tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Thưởng và phạt cần phân minh rõ ràng với những thành tích và khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ, cần áp dụng các giải pháp liên quan

đến cá nhân đối với lực lượng thanh tra, kiểm tra.

Xây dựng cơ chế quy định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai phạm tại đơn vị được giao phụ trách. Tiến hành xử lý, giải quyết những tồn tại, sai phạm trong bố trí dự toán ngân sách chưa phù hợp đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 97 - 100)