Khái niệm và mục tiêu quản lý đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 31 - 34)

- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên

8. Bố cục của luận văn

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

1.2. Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theotuyến cố định của chính quyền tỉnh tuyến cố định của chính quyền tỉnh

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý đối với vận tải hành kháchbằng ô tô theo tuyến cố định bằng ô tô theo tuyến cố định

1.2.1.1. Khái niệm

“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bề vững trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctg, 2018, trang 38).

Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm xác lập sự ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô sẽ là các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước để hình thức kinh doanh vận tải này tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, tạo ra môi trường vận tải hành khách bằng ô tô phát triển lành mạnh, chất lượng ngày càng cao, vì quyền lợi chung của xã hội.

Đây là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát của nhà nước, để vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định hoạt động đúng các quy định về thời gian, nơi đón, trả khách, tuyến vận tải đã được các cơ quan chức năng phê duyệt…, nhằm tạo ra môi trường vận tải hành khách lành mạnh, chất lượng phục vụ ngày càng cao, đảm bảo được lợi ích hợp pháp của người dân và các tổ chức kinh doanh vận tải.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần làm rõ chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của chính quyền tỉnh.

Đối với chủ thể quản lý nhà nước.Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, tại Điều 85, khoản 6, quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ... trong phạm vi địa phương”

Như vậy, theo luật quy định thì chủ thể quản lý nhà nướcđối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định cấp tỉnh là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước cấp tỉnh, thì Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Giao thông vận tải có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

Về đối tượng chịu sự quản lý. Đây chính là các cá nhân, tổ chức có liên quan đến kinh doanh và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Các đối tượng này bao gồm: Các tổ chức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; Các tổ chức kinh doanh bến xe và các trạm dừng đỗ; Các cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải (lái xe, nhân viên phục vụ...); Hành khách đi xe.

1.2.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu là các kết quả mong muốn đạt được của một người hay một nhóm người trong tương lai. Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì mọi kế hoạch hoạt động đề ra sẽ mất phương hướng.

Căn cứ vào các nguyên tắc và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, chúng ta có các mục tiêu quản lý nhà nước đối với hình thức dịch vụ này như sau:

Thứ nhất, mục tiêu về chính trị. Mục tiêu này hướng đến hai vấn đề chính như: Một là, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước; Hai là, thông qua việc đi lại của người dân theo các tuyến vận tải, tạo ra môi trường để tăng cường giao lưu văn hóa- kinh tế xã hội, phân bổ lại nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Tiêu chí đánh giá của muc tiêu này là: tỷ lệ vi phạm các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước và sự đảm bảo lưu thông của hệ thống vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa và bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Thứ hai, mục tiêu kinh tế. Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định có hai mục tiêu kinh tế cơ bản như: Một là tạo ra các khoản thu từ thuế của các doanh nghiệp vận tải đóng góp cho ngân sách nhà nước; Hai là tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp, để người lao động, hàng hóa từ nơi này có thể dễ dàng di chuyển đến nơi khác làm việc, tiêu thụ, phục vụ các ngành kinh tế khác phát triển.

Tiêu chí đánh giá của muc tiêu này là: đóng góp ngân sách, doanh thu của các doanh nghiệp vận tải và số lượng khách lưu thông.

Thứ ba, mục tiêu xã hội. Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định có hai mục tiêu xã hội chính sau: Một là, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; Hai là, thông qua việc phát triển các tuyến vận tải đến khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn… để góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá xã hội các vùng này phát triển.

Tiêu chí đánh giá của mục tiêu này là: sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sự phát triển của vận tải hành khách đối với các tuyến đến, đi các huyện vùng cao.

Ba nhóm mục tiêu trên là các mục tiêu quan trọng nhất, mà quản lý nhà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w