Thực trạng tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng ô tô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 79 - 82)

- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên

14 Đường Mường La Mù Căng Chải (ĐT.176) 20 20,

2.3.6. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng ô tô

Bảng 2.16. Kết quả phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Trưởng bến xe thị xã Nghĩa Lộ về chất lượng các phương tiện vận tải hành khách tai

bến xe khách thị xã Nghĩa Lộhiện nay

Câu hỏi:

- Xin đồng chí vui lòng cho biết chất lượng các ô tô chở khách theo các tuyến cố định đang hoạt động tại bến xe khách thị xã Nghĩa Lộ hiện như thế nào?

Trả lời của đồng chí Nguyễn Huy Dũng

- Các xe khách hiện nay có chất lượng rất tốt, nếu xe không tốt sẽ không thể thu hút được khách đi xe.

- Chất lượng các xe phục vụ các tuyến cũng khác nhau, các tuyến ngoại tỉnh thường sử dụng các xe có số ghế ngồi lớn, mới, thời gian lưu hành thường không quá 10 năm. Các tuyến nội tỉnh thường sử dụng các xe nhỏ, có số nghế ngồi ít, có thời gian lưu hành lâu hơn.

- Nhìn trung các ô tô tham gia vận tải hiện nay đều đảm bảo chất lượng và đang có xu hướng giảm dần thời gian lưu hành.

(Nguồn: Tác giả phỏng vấn ngày 27 tháng 6 năm 2020)

2.3.6. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trongvận tải hành khách bằng ô tô vận tải hành khách bằng ô tô

Trong thời gian qua, Sở Giao thông tỉnh Yên Bái đã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng ô tô bằng nhiều biện pháp, hình thức, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô và bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện những nhiệm vụ này, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng ô tô đến hết năm 2019 với các mục tiêu cụ thể như:

Trên 80% người dân trong tỉnh được tuyên truyền về pháp luật giao thông. Trên 90% cán bộ, công nhân, viên chức trong tỉnh được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật giao thông.

Trên 95% tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giao thông vận tải bằng những hình thức khác nhau.

Bảng 2.17. Tuyên truyền về Luật giao thông và an toàn giao thông Stt Nội dung tuyên chuyền Năm2017 Năm2018 Năm2019 Ghi chú

1 Tổ chức tuyên truyền 160 170 180 Lượt 2 Kết hợp với các Trường, các

tổ chức chính trị xã hội tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông và an toàn giao thông đường bộ

12 12 14 Cuộc thi

3 Ký cam kết thực hiện luật giao thông và an toàn giao thông

17200 18000 19600 Người 4 Phát sổ tay tuyên chuyền về

an toàn giao thông

5000 5000 5500 Quyển 5 Viết, đưa tin bài về an toàn

giao thông

353 376 381 Tin, bài 6 Tặng mũ bảo hiểm cho học

sinh

1000 1300 1600 Mũ

(Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái)

Về hình thức, phương pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến là:

Về hình thức tiến hành tuyên truyền, phổ biến, đó là tuyên truyền, phổ biến trực tiếp và gián tiếp. Tuyên truyền trực tiếp là Sở của các phòng, ban, các cán bộ chuyên môn chủ trì hay kết hợp với các cơ quan, các tổ chức chính

trị - xã hội trong tỉnh tổ chức các buổi tuyên truyền và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông, về an toàn giao thông. Tuyên truyền gián tiếp là thông qua báo đài, thông qua các hoạt động khác nhau trong xã hội để lồng ghép các nội dung tuyên truyền.

Thực hiện các hình thức tiến hành tuyên truyền này, từ năm 2017 đến hết năm 2019, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Yên Bái, các trường học trên địa bàn tỉnh mỗi năm tổ chức trên 500 buổi trực tiếp tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ, về an toàn giao thông cho nhân dân và các đối tượng đoàn viên, học sinh, sinh viên trong tỉnh.

Ngoài tuyên truyền trực tiếp, Sở Giao thông vận tải còn tiến hành tuyên truyền gián tiếp, đó là kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như các báo, đài trong tỉnh, kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, kết hợp với chính quyền các phường xã tiến hành tuyên truyền về luật giao thông, về an toàn giao thông. Nhờ những hình thức tuyên truyền gián tiếp này, đến nay trên 90% người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận ở các mức độ khác nhau đối với việc tuyên truyền, phổ biến về luật giao thông và an toàn giao thông của Sở Giao thông vận tải tỉnh tiến hành.

Về phương pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến, Sở Giao thông vận tải luôn đổi mới phương pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến để nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến về luật giao thông và an toàn giao thông.

Đối với các buổi tiến hành tuyên truyền trực tiếp, nội dung luật giao thông và các vấn đề về an toàn giao thông thường là các nội dung khó, khó tiếp thu và khó tuyên truyền, để thu hút được sự quan tâm của người dân, Sở Giao thông vận tải đã lồng ghép các nội dung này vào các chương trình, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị, chuyển thể cac nội dung thành các tác phảm kịch, chuyện, tranh để tuyên truyền.

Đối với tuyên truyền gián tiếp, Sở Giao thông vận tải cung cấp các tài liệu, xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức báo cáo chuyên đề về luật giao thông, an toàn giao thông, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông,

phối hợp với các cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, khen thưởng và xây dựng các điển hình nêu gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành quy định về luật giao thông, về an toàn giao thông.

Phương pháp tuyên truyền, phổ biến qua việc sử công nghệ thông tin cũng được triệt để vận dụng. Thực hiện phương pháp này, thông qua cổng thông tin điện tử của sở, Sở Giao thông vận tải đã giới thiệu toàn bộ nội dung văn bản pháp luật liên quan đến an toàn giao thông, hỏi - đáp về luật giao thông, trao đổi, giải đáp các yêu cầu từ phía người dân về luật giao thông..., thông qua các phương pháp tuyên truyền, phổ biến này góp phần nâng cao tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức pháp luật về luật giao thông.

Ngoài các phương pháp trên, Sở Giao thông vận tải còn phối hợp các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật giao thông, đưa việc chấp hành luật giao thông, an toàn giao thông thành tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng và bình xét, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hàng năm. Từng bước đưa vấn đề chấp hành luật giao thông, an toàn giao thông trở thành văn hóa giao thông trong cộng đồng dân cư trong tỉnh.

Từ các hình thức, phương pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến luật giao thông, an toàn giao thông của Sở Giao thông vận tải như trên, ý thức chấp hành về luật giao thông, các quy định về an toàn giao thông của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, của người dân trong tỉnh từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 79 - 82)