- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên
8. Bố cục của luận văn
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của chính quyền tỉnh
tô theo tuyến cố định của chính quyền tỉnh
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tôcủa chính quyền tỉnh
Theo khoản 6, Điều 85, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định Bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ở cấp tỉnh, là Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn trực thuộc, trực tiếp tham mưu, thực hiện quản lý quản lý trực tiếp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ vào các quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô của chính quyền cấp tỉnh, chúng ta có thể vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy này như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ quản lý nhà nước
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái)
Nhiệm vụ của Sở, Ban, phòng, bộ phận, trong sơ đồ trên được quy định như sau:
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm với Chính phủ về việc quản lý mọi mặt trong đời sống kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng của tỉnh, thành trong đó lĩnh vực giao thông vận tải.
Sở giao thông vận tải tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Ban An toàn giao thông cấp tỉnh, đây là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trong chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Thanh tra sở, đây là bộ phận trực thuộc Sở giao thông vận tải cấp tỉnh. Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giao thông vận tải trên đia bàn.
Phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái là phòng chuyên môn thuộc Sở giao thông vận tải. Phòng có chức năng giúp việc cho lãnh đạo sở trong công tác quản lý nhà nước về vận tải, các phương tiện vận tải và người lái.
Sở GTVT tỉnh
Phòng QLVT, PT&NL
Thanh tra giao thông
Các DN,HTX vận tải trên địa bàn tỉnh
Ban ATGT tỉnh UBND cấp tỉnh
Doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải, đây là tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải và vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Đây chính là đối tượng chịu sự quản lý nhà nước, để tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải, các tổ chức này bắt buộc phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước như sơ đồ quản lý trên
1.2.3.2. Lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô
Quy hoạch là “Bố trí, sắp xếp đưa ra những dự kiến có tầm chiến lược theo một ý tưởng nhất định” (Nguyễn Như Ý, năm 1998, Trang 625).
Lập quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô là bố trí, sắp xếp đưa ra những dự kiến về xây dựng và phát triển hệ thống vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô của một vùng, một khu vực trong một thời gian nhất định. Tổ chức thực hiện quy hoạch là quá trình hiện thực hóa các bố trí sắp xếp này.
Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10 năm tiếp theo, đây là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành, bao gồm gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch phương tiện giao thông và vận tải đường bộ.
Quá trình lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ phải xác định rõ mục tiêu, quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, vốn, nguồn vốn, nhân lực; danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động của quy hoạch, giải pháp thực hiện quy hoạch.
Căn cứ thông tư liên tịch số:02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 về Hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và đầu tư, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản lý. Quy trình lập quy hoạch giao thông vận tải cấp tỉnh được diễn ra như sau:
Bước 1. Công tác chuẩn bị. Bước này Sở giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, chuẩn bị về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch, phân công nhiệm vụ thực hiện quy hoạch cho các phòng ban chuyên môn, chuẩn bị về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện quy hoạch.
Bước 2. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu. Bước này tiến hành xây dựng mục tiêu, quan điểm, quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, vốn, nhân lực; danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động của quy hoạch; xác định cơ chế, giải pháp thực hiện quy hoạch.
Bước 3. Phân tích và lập báo cáo quy hoạch giao thông vận tải. Trên cơ sở các số liệu thu thập ở bước 2, tiến hành phân tích, xây dựng báo cáo quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh.
Bước 4. Báo cáo quy hoạch cấp cơ sở. Sau khi các báo cáo quy hoạch được xây dựng xong ở bước 3, bước 4 là quá trình tiến hành thông qua báo cáo tại Sở Giao thông vận tải. Đây có thể coi là quá trình bảo vệ quy hoạch lần thứ nhất, quá trình này nhằm thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy hoạch.
Bước 5. Chỉnh sửa và bổ sung báo cáo. Đây là quá trình chỉnh sửa báo cáo quy hoạch trên cơ sở các đóng góp thu được trong quá trình báo cáo cấp cơ sở.
Bước 6. Báo cáo quy hoạch trước cơ quan quản lý (UBND tỉnh, HĐND tỉnh…). Đây là quá trình bảo vệ quy hoạch và thu thập các ý kiến đóng góp trước cơ quan quản lý để hoàn thiện quy hoạch.
Bước 7. Hoàn thiện báo cáo cuối cùng. Đây là quá trình hoàn thiện báo cáo lần cuối cùng theo ý kiến đóng góp của cơ quan quản lý nhà nước.
Bước 8. Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch. Sau khi quy hoạch đã được thông qua hội đồng nhân dân cấp tỉnh, được chỉnh sửa và hoàn thiện, sẽ được trình lên Ủy ban nhân dân cáp tỉnh và Chủ tịch ủy ban nhân dân sẽ ký quyết định công bố phê duyệt quy hoạch. Khi quy hoạch được phê duyệt, Sở giao thông vận tải sẽ tổ chức công bố quy hoạch.
Quy hoạch giao thông vận tải là một nội dung quan trọng trong việc quản lý vận tải, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất. Thông qua quy hoạch, và thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình vận tải, từ đó ngăn chặn được việc kinh doanh vận tải sai mục tiêu của quản lý nhà nước.
1.2.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô
Thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước” (Nguyễn Như Ý, năm 1998, trang 761). Hành chính là “thuộc những công việc về giấy tờ…”
(Nguyễn Như Ý, năm 1998, trang 316).
Như vậy, thủ tục hành chính làcách thức tiến hành công việc về giấy tờ với nội dung, trình tự nhất định theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô là các quy định về giấy tờ trong việc chấp thuận, cấp giấy phép kinh doanh và quản lý việc khai thác kinh doanh các tuyến vận tải của các cơ quan quản lý nhà nước. Các quy định này bao gồm:
Thứ nhất, chấp thuận tuyến vận tải cố định của cơ quan quản lý nhà nước. Để kinh doanh, các đơn vị kinh doanh phải có đơn đề nghị kinh doanh các tuyến vận tải, các cơ quan chức năng sẽ nhận đơn và kiểm tra sự phù hợp quy hoạch của các tuyến này. Nếu tuyến mới phù hợp với các quy hoạch và các điều kiện cần thiết để kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước sẽ chấp thuận tuyến vận tải cố định đó.
Thứ hai, đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy phép kinh doanh. Khi tuyến kinh doanh vận tải được chấp thuận, doanh nghiệp kinh doanh sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến đã đăng ký.
giao thông sẽ quản lý, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
Để tiến hành kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên một địa bàn, các đơn vị kinh doanh nhất định phải thực hiện đầy đủ ba quy định về thủ tục hành chính như trên. Ba thủ tục hành chính này cũng đồng thời là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô của các cơ quan quản lý nhà nước các địa phương.
1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô
Thanh tra là “điều tra, xem xét làm rõ sự việc” (Nguyễn Như Ý, năm 1998, trang 718). Kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” (Nguyễn Như Ý, năm 1998, trang 370).
Như vậy, thanh tra, kiểm tra là các hoạt động điều tra, xem xét làm rõ sự việc thực chất, thực tế.
Thanh tra, kiểm tra vận tải hành khách bằng ô tô là các hoạt động điều tra, xem xét thực tế việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Chủ thể tham gia thanh tra, kiểm tra bao gồm: Cảnh sát Giao thông và Thanh tra Giao thông đường bộ.
Mục tiêu, thanh tra, kiểm tra là:
Đối với Cảnh sát Giao thông là bảo đảm an toàn giao thông, phát hiện, ngăn chăn kịp thời các vi phạm luật giao thông và ngăn chặn các loại tội phạm đảm bảo trạt tự an toàn giao thông đường bộ.
Đối với Thanh tra giao thông đường bộ, theo Thông tư số 08/2010/TT- BGTVT ngày 19/2/2010 của Bộ Giao thông vận tải thì, Thanh tra giao thông đường bộ thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và sử lý các vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cái nhân trong việc thực hiện vận tải hành khách bằng ô tô và các dịch vụ có liên quan vận tải hành khách bằng ô tô.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra gồm:
Theo Điều 2 Nghị định số 136/2004/NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải thì, đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra là
các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài có tham gia các hoạt động giao thông vận tải tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu có các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, hoặc tham gia thì áp dụng các quy định của Điều ước.
Nội dung và các hình thức sử lý vi phạm:
Cũng theo Điều 2 Nghị định số 136/2004/NĐ- CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải thì, khi thanh tra, kiểm tra phát hiện có các vi phạm Luật giao thông, lực lượng thanh tra giao thông có quyền đình chỉ các vi phạm.
Tùy từng vi phạm ở các mức mức độ khác nhau, lực lượng Thanh tra giao thông có thể có các quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề…
Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của lực lượng thanh tra giao thông của Sở giao thông vận tải phối hợp với cảnh sát giao thông của Công an tỉnh là việc quan trọng trong quản lý nhà nước về giao thông vận tải, các hoạt động này đảm bảo hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô tuân thủ theo quy định của pháp luật.
1.2.3.5. Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô
Theo Thông tư số 23 ngày 26 thánh 9 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 thì, “Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường” (Bộ Khoa học công nghệ, Thông tư 23/ 2013, trang 02).
Nói cách khác, kiểm định là một quy trình kỹ thuật nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Công tác kiểm định chất lượng phương tiện là công việc bắt buộc đối với các phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vận tải hành khách bằng ô tô, công tác kiểm định do các Trung tâm đăng
kiểm chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, của các địa phương thực hiện. Đăng kiểm phương tiện cơ giới là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng phương tiện có đảm bảo chất lượng hay không.
Các Trung tâm đăng kiểm này có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường bộ.
Quy trình kiểm định chất lượng phương tiện được tiến hành như sau:
Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.
Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.
Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.
Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.
Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.
Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.
Bước 10. Bảo dưỡng xe.
Công tác kiểm định cũng gắn liền với công tác bảo dưỡng sửa chữa: Trong quá trình khai thác vận hành phương tiện vận tải chịu nhiều tác động khác nhau và do đó có thể xuất hiện những trục trặc, hỏng hóc. Bảo dưỡng sửa chữa nhằm mục đích dự phòng và khắc phục các hư hỏng ở phương tiện vận tải, để phương tiện luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất, an toàn nhất.
1.2.3.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô
Mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô giúp cho mọi người nắm bắt
được những quy định về trật tự an toàn giao thông, dần dần giúp người dân tuân thủ pháp luật giao thông một cách tự giác, từng bước giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, bảo đảm hoạt động giao thông vận tải diễn ra trật tự và an toàn.
Hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô là vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động này gồm các nội dung cơ bản sau:
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật giao thông đường bộ đến đông đảo người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm, panô áp phích, phân phát tờ rơi, liên hoan văn nghệ, hội thi tìm hiểu Luật giao thông.
Hướng dẫn các lực lượng quần chúng tham gia công tác bảo đảm trật tự