Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 63 - 67)

- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên

14 Đường Mường La Mù Căng Chải (ĐT.176) 20 20,

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô

tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành kháchbằng ô tô bằng ô tô

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô như đã nêu ở chương 1, đứng đầu là Ủy ban Nhân dân tỉnh và sau đó là: Sở giao thông vận tải tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh. Trong tổ chức bộ máy này, Sở giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng.

Do vậy, để hiểu được thực trạng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Yên Bái, chúng ta cần hiểu được tổ chức bộ máy của Sở Giao thông tỉnh.

Theo Quyết định số 14/2016/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ngày 23 tháng 5 năm 2016 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, Sở giao thông vận tải tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các vấn đề về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

Sở giao thông vận tải tỉnh có giám đốc và không quá 03 phó giám đốc. Về cơ cấu tổ chức của sở có 06 tổ chức và phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở.

Các tổ chức và phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở gồm: 1, Văn phòng Sở;

2, Thanh tra Sở;

3, Phòng Kế hoạch - Tài chính;

4, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông;

5, Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông; 6, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên trực thuộc Sở:

Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô, mô tô; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; Các Ban Quản lý dự án.

Bảng 2.5. Sơ đồ về tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái)

Biên chế cán bộ,công chức và số lượng người làm việc của Sở Giao thông vận tải tỉnh hiện nay là 157 người. Về trình độ chuyên môn: thạc sỹ 29 đồng chí đạt 18,6%, đại học 126 đồng chí đạt 80,2%, trung cấp 02 đồng chí đồng chí đạt 1,2%,. Biên chế cán bộ,công chức được giao trên cơ sở vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền của tỉnh phê duyệt.

Bảng 2.6. Biên chế và trình độ chuyên môn cán bộ, công chức Sở giao thông vận tải tỉnh Yên Bái năm 2020

(Đơn vị tính: Người)

TT Nội dung Số biên

chế Trình độ chuyên môn Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung, sơ cấp Tổng số 157 29 126 0 02 Ban giám đốc Sở 03 02 01 0 0 Văn phòng Sở 10 02 06 0 02 Giám đốc Sở Phó giám đốc Sở Phó giám đốc Sở

Các phòng chuyên môn: Các đơn vị sự nghiệp:

Văn phòng sở TT Đào tạo lái xe

Thanh tra Sở Phòng KH - TC Phòng QLKC hạ tầng ng Phòng QLCLCT Phòng QLVTPT& NL TT Đăng kiểm Các Ban QLDA.

Thanh tra Sở 25 05 20 0 0 Phòng Kế hoạch - Tài chính 06 0 06 0 0 Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng

giao thông 06

02 04 0 0

Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông

06 01 05 0 0

Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.

06 01 05 0 0

Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô, mô tô 20 03 17 0 0 Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 30 03 27 0 0 Các Ban Quản lý dự án. 45 10 35 0 0 Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, các tổ chức và phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có sự kết hợp nhiệm vụ chặt chẽ với nhau.

Đối với văn phòng Sở, đây là bộ phận đóng vai trò trung tâm tổng hợp thông tin, báo cáo giúp lãnh đạo sở điều hành mọi công tác của Sở.

Đối với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Sở có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành luật giao thông và các quy định quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

Đối với Phòng Kế hoạch - Tài chính, có nhiệm vụ quản lý ngân sách của sở, dự toán ngân sách cho tất cả các hoạt động chuyên môn và xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông trên địa bàn do tỉnh quản lý.

Đối với Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phòng có nhiệm vụ quản lý, tham mưu cho ban lãnh đạo sở về mặt chuyên môn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong tỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, phòng có nhiệm vụ quản lý, giúp việc cho ban lãnh đạo sở quản lý chất lượng các công trình giao thông trên địa bàn do tỉnh quản lý.

Đặc biệt, đối với phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái. Phòng được biên chế 06 cán bộ, bao gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng

phòng, 04 chuyên viên. Đây là phòng có nhiệm vụ thực hiện quản lý trực tiếp đối với hoạt động của lĩnh vực vận tải hành hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ngoài trưởng, phó phòng phụ trách chung, các đồng chí chuyên viên của phòng được phân chia nhiệm vụ chuyên môn như sau: 01 đồng chí chuyên theo dõi và quản lý vận tải đường bộ, 01 đồng chí chuyên theo dõi và quản lý vận tải đường thủy, 01 đồng chí chuyên theo dõi và quản lý vận tải đường sắt và 01 đồng chí chuyên theo dõi, tổng hợp các trường hợp kinh doanh vận tải vi phạm trật tự an toàn giao thông qua đường dây nóng của ngành và thông qua thiết bị giám sát hành trình.

Về trình độ chuyên môn, phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái hiện nay đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trong đó có 01 đồng chí có trình độ thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế, 04 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành Giao thông vận tải, 01 đồng chí có trình độ đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin. Với trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo của các cán bộ trong biên chế của phòng như trên, phòng hoàn toàn đáp ứng được các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định và do ban lãnh đạo Sở giao cho.

Nhiệm vụ cụ thể của Phòng hiện nay bao gồm:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ do tỉnh quản lý và các bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trong tỉnh. Phối hợp với các phòng ban chuyên môn và các cơ quan, các ngành khác có liên quan trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bến, bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách đường bộ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Bộ Giao thông vận tải và xây dựng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Thứ ba, tham mưu giúp Ban Giám đốc xây dựng các quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải đường bộ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giao thông vận tải và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đấy.

Thứ tư, thẩm định hồ sơ, cấp các loại giấy phép, phù hiệu về quản lý vận tải hành khách theo định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thứ năm, giúp lãnh đạo sở chỉ đạo, hay phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô để triển khai các khóa tập huấn hàng năm về nghiệp vụ vận tải và các chính sách pháp luật của nhà nước về vận tải và an toàn giao thông.

Thứ sáu, Tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra và Chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Thứ bẩy, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát việc đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải của các đơn vị vận tải, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giám sát các đơn vị vận tải trong việc khám sức khoẻ định kỳ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định, phối hợp với chính quyền địa phương quản lý hoạt động của bến xe khách, báo cáo và đề xuất với giám đốc Sở xử lý các vi phạm nếu có.

Thứ tám, theo dõi, tổng hợp, đề xuất Giám đốc Sở về xử lý các trường hợp kinh doanh vận tải vi phạm trật tự an toàn giao thông qua đường dây nóng của ngành và thông qua thiết bị giám sát hành trình.

Như vậy, Phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái hiện nay với biên chế 06 đồng chí và trình độ chuyên môn thích hợp, đã tạo ra sự tinh gọn trong quản lý nhà nước và cơ bản đảm bảo được nhiệm vụ quản lý nhà nước về vận tải theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Ngoài các tổ chức và phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở như: Trung tâm Đào tạo lái xe mô tô, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, các Ban quản lý dự án cũng có nhiệm vụ gián tiếp đến thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định như đảm bảo chất lượng phương tiện, chuyên môn nghề đối với vận tải hành khách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w