Nguyên tắc và công cụ quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 34 - 38)

- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên

8. Bố cục của luận văn

1.2.2. Nguyên tắc và công cụ quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

thực hiện.

1.2.2. Nguyên tắc và công cụ quản lý nhà nước đối với vận tải hànhkhách bằng ô tô theo tuyến cố định khách bằng ô tô theo tuyến cố định

1.2.2.1. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Các nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, được thể hiện như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động. Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Điều 17 quy định:

“Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, … và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật”.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, điều 4, khoản 1 quy định như sau:

“Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh…”.

Thứ ba, nguyên tắcngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là nhân tố đặc biệt liên quan đến sinh mệnh con người, do vậy đây là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi cá nhân trong xã hội. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, điều 4, khoản 6 quy định như sau:

“Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật”.

Như vậy, ba nguyên tắc về quản lý nhà nước trên, là các nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Để hiểu và vận dụng tốt hơn vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, chúng ta còn phải làm rõ các công cụ quản lý.

1.2.2.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Công cụ là “phương tiện để tiến hành việc gì, đạt mục đích gì”

(Nguyễn Như Ý, năm 1998, Tr190).

Công cụ để tiến hành quản lý nhà nước là các phương tiện hữu hình và vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên các cái nhân, tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra.

Công cụ quản lý nhà nước được chia thành các nhóm công cụ chủ yếu sau: Công cụ Hành chính - Tổ chức; Công cụ Kinh tế; Công cụ Tâm lý - Giáo dục; Công cụ Kỹ thuật.

Công cụ quản lý nhà nước được đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, được hiểu là các phương tiện tác động có chủ đích của nhà nước lên các tổ chức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách (bến xe và các trạm dừng đỗ, kết cấu hạ tầng cầu đường…), các cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải (lái xe,

nhân viên phục vụ...) và hành khách đi xe nhằm đạt được các mục tiêu quản lý của nhà nước.

Căn cứ vào ba mục tiêu quản lý của nhà nước về chính trị, kinh tế, xã hội đối với loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, chúng ta có ba nhóm công cụ quản lý chủ yếu sau: Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu chính trị; Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về kinh tế; Nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về xã hội.

Thứ nhất, nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu chính trị. Nhóm công cụ này bao gồm các công cụ Hành chính- Tổ chức, Tâm lý - Giáo dục, kỹ thuật quản lý của nhà nước, nhằm tác động vào đối tượng chịu sự quản lý là loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Nhóm công cụ này bao gồm các phương pháp Hành chính- Tổ chức, đó là thông qua các quyết định quản lý theo quy định của pháp luật có tính bắt buộc nhằm bắt buộc các đối tượng chịu sự quản lý phải thực hiện các mục tiêu chính trị.

Các công cụ Tâm lý - Giáo dục làm mềm hóa các quan hệ quản lý bằng cách tuyên chuyền, vạn động tác động vào nhận thức của đối tượng bị quản lý, để các đối tượng này tự nguyện thực hiện các mục tiêu chính trị.

Các công cụ về kỹ thuật quản lý của nhà nước. Các giải pháp kỹ thuật tiêu biểu này có, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý sự thay đổi, quản lý thời gian, quản lý tuyến, quản lý an toàn giao thông… Thông qua các công cụ về kỹ thuật quản lý này, chủ thể quản lý nhà nước sẽ có các cơ sở dữ liệu thực hiện chức năng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị thông qua các mệnh lệnh hành chính hay tuyên chuyền giáo dục đối với đối tượng bị quản lý.

Thứ hai, nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về kinh tế. Nhóm công cụ này bao gồm các công cụ Hành chính- Tổ chức, Tâm lý- Giáo dục, Kinh tế và các công cụ về kỹ thuật quản lý tác động vào đối tượng chịu sự quản lý đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế.

Các công cụ Hành chính- Tổ chức đó là, các quyết định quản lý liên quan đến thưởng, phạt, thuế, phí… tác động đến các quyền lợi của các đối tượng chịu sự quản lý, thông qua đó đạt được mục tiêu kinh tế.

Các công cụ Kinh tế đó là, các hỗ trợ kinh tế, các gói tín dụng, tín dụng ưu đãi nhằm khuến khích các chủ thể kinh doanh vận tải hành khách phát triển đạt được mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế.

Các công cụ Tâm lý- Giáo dục, đó là các tuyên truyền, giáo dục tác động vào nhận thức của đối tượng bị quản lý, để các đối tượng này tự nguyện thực hiện các mục tiêu kinh tế, trong đó đặc biệt quan trọng là tuyên chuyền về nghĩa vụ thếu.

Các công cụ về kỹ thuật quản lý đó là, các giải pháp kỹ thuật phục vụ quản lý tuyến, quản lý an toàn giao thông… Thông qua các công cụ về kỹ thuật này, chủ thể quản lý nhà nước sẽ có các cơ sở dữ liệu quản lý và thực hiện được mục tiêu kinh tế trong quản lý.

Thứ ba, nhóm công cụ tác động nhằm đạt mục tiêu về xã hội. Nhóm công cụ này bao gồm các công cụ Hành chính- Tổ chức, Tâm lý- Giáo dục và các công cụ về kỹ thuật quản lý của nhà nước nhằm tác động vào vấn đề vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội.

Các công cụ Hành chính- Tổ chức đó là, các quyết định quản lý nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định để đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội và đảm bảo quyền lợi của hành khách cũng như các đơn vị kinh doanh.

Các công cụ Tâm lý- Giáo dục, đó là các tuyên truyền, giáo dục về văn hóa kinh doanh văn minh hiện đại, về văn hóa doanh nghiệp… nhằm từng bước hình thành lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định văn minh, hiện đại.

Các công cụ về kỹ thuật là, các công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý tuyến, quản lý an toàn giao thông… thông qua đó cung cấp các cơ sở dữ liệu để quản lý và bảo đảm quyền lơi hành khách và doanh nghiệp kinh doanh.

Ba nhóm công cụ như trên là ba nhóm phương tiện tác động nhằm đạt được các mục tiêu về chính trị, kinh tế và xã hội trong quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Các nhóm công cụ này không tác rời nhau, mà có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, chúng ta không thể tuyệt đối hoá một một nhóm phương pháp hay công cụ quản lý nào, mà phải kết hợp linh hoạt các công cụ quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w