Quan điểm về phát triển và thực hiện quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 90 - 92)

- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên

14 Đường Mường La Mù Căng Chải (ĐT.176) 20 20,

3.1.1. Quan điểm về phát triển và thực hiện quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Về quan điểm phát triển vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.Từ khi tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua Yên Bái đi vào hoạt động, giao thông đường bộ của tỉnh đi các tỉnh trong vùng diễn ra thuận lợi hơn, khiến cho lực lượng tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phát triển nhanh chóng, thu hút phần lớn lượng khách vận tải bằng đường sắt, đường thủy, hiện nay xu hướng này vẫn tiếp tục phát triển, do đó trong thời gian tới vận tải hành khách bằng ô tô vẫn là loại hình chủ đạo.

Từ thực tiễn phát triển này, phát triển vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phải tuân theo các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các cơ quan quản lý giao thông vận tải phải có các quy hoạch hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là quy hoạch các bến, bãi đỗ xe, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và không mâu thuẫn với sự phát triển của các đô thị.

Thứ hai, giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Thứ ba,phát triển giao thông vận tải đảm bảo liên kết với các vùng và cả nước. Để thực hiện được các mục tiêu này, tỉnh cần tập trung tranh thủ các nguồn lực của Trung ương và địa phương, tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường tới trung tâm các cụm xã nhằm thúc đẩy các khu vực kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, các hành lang và vành đai kinh tế của tỉnh, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư từ Trung ương, từ nước ngoài dưới mọi hình thức, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội hóa từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Thứ năm, dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các Sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Về quan điểm thực hiện quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đi lại của nhân dân đặc biệt là đi lại bằng ô tô ngày càng tăng. Vận tải hành khách bằng ô tô đã đi vào đời sống và là phương thức vận tải không thể thiếu được trong tổng thể phương thức vận tải hành khách bằng ô tô. Nhu cầu của hành khách đối với loại hình vận tải này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Xã hội ngày càng phát triển, thì nhu cầu giao lưu giữa các vùng, miền dân cư tăng, người dân có thêm nhiều điều kiện để đi lại do đó nhu cầu vận tải tăng về số lượng. Mặt khác sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện để hiện đại hoá các phương tiện nhằm phục vụ cho con người ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó để tận dụng các yếu tố này góp phần làm cho công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân thì đòi hỏi phải cải tiến để hoàn thiện cơ chế quản lý hiện

tại.

Mặt khác, việc quản lý vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định phải thoả mãn nhu cầu đi lại của nhân dân với phương châm nhanh chóng, thuận lợi, văn minh, lịch sự và đảm bảo an toàn. Đồng thời phải kết hợp hài hoà với phương thức vận tải khác, giữa các tuyến vận tải bằng ô tô để khắc phục tình trạng chồng chéo kém hiệu quả.

Từ thực tế công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định như chúng ta đã phân tích, quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh cần tuân thủ một số quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quản lý của nhà nước phải đảm bảo được môi trường lành mạnh cho phát triển vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh. Nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm vận tải. Hạn chế tại nạn giao thông đường bộ đang có xu hướng ngày càng tăng.

Thứ hai, nhà nước cần bổ sung các chính sách ưu tiên vận tải hành khách bằng ô tô các tuyến phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa. Kết hợp hài hoà việc tổ chức tuyến nội tỉnh với tuyến liên tỉnh để giảm sự chồng chéo.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đạt được lợi ích cao nhất trong kinh doanh.

Thứ tư, phải có các giải pháp để phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan trong thực hiện hiệm vụ quản lý nhà nước vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (Trang 90 - 92)