- Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên
14 Đường Mường La Mù Căng Chải (ĐT.176) 20 20,
3.3.3. Đối với hành khách
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật. Xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh hiện đại, tạo thói quen cho hành khách tự giác lên xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đỗ theo quy định. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe phải đưa vé khi đi xe. Thực hiện tốt “Văn hóa giao thông”.
Tạo các kênh thông tin, để hành khách kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những bất cập cũng như sai phạm của tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải.
KẾT LUẬN
Từ thực tiễn diễn biến phức tạp của vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ở nước ta nói chung và ở Yên Bái nói riêng, vấn đề quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định đang đặt ra một cách cấp bách, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái.
Chủ thể quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước cấp tỉnh, thì Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giao thông vận tải. Các đối tượng chịu sự quản lý bao gồm các tổ chức kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh bến xe, kinh doanh trạm dừng đỗ, kinh doanh các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải như lái xe, nhân viên phục vụ... và hành khách đi xe.
Việc quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, là hoạt động thiết kế mục tiêu quản lý, căn cứ vào đó sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, thì mục tiêu quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định gồm ba mục tiêu lớn:
Mục tiêu thứ nhất, mục tiêu về chính trị, mục tiêu này hướng đến quản lý để vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định chấp hành đúng các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, tạo ra môi trường để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Mục tiêu thứ hai, mục tiêu kinh tế. Mục tiêu này hướng đến các vấn đề tạo ra các khoản thu từ thuế cho nhà nước và lợi nhuận cho doanh nghiệp, phân bổ lại nguồn lao động cho nền kinh tế.
Mục tiêu ba, mục tiêu xã hội. Mục tiêu này hướng đến các vấn đề đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ việc giao lưu văn hóa- kinh tế- xã hội giữa các vùng, tạo ra môi trường cho xã hội phát triển.
Căn cứ vào ba mục tiêu trên, quản lý nhà nước đối với loại hình vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định có năm nội dung chủ yếu sau: Lập kế hoạch, quy hoạch và Tổ chức thực hiện; Thực hiện các thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng đối với vận tải hành khách bằng phương
tiện ô tô; Tuyên truyền, phổ biến, Luật giao thông đường bộ.
Trên cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, vận dụng vào xem xét thực trạng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Yên Bái hiện nay, kết quả cho thấy các thực trạng: quy hoạch, và thực hiên quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính trong vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Công tác tuyên truyền giáo dục luật giao thông và an toàn giao thông của Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái đều thực hiện khá tốt.
Trên cơ sở các diễn biến của những thực trạng trên, luận văn đưa ra bẩy nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay. Các nhóm giải pháp này bao gồm: Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Giải pháp hoàn thiện lập và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách theo tuyến cố định tại tỉnh Yên Bái; Giải pháp hoàn thiện thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô; Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm định đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định; Giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng ô tô; Giải pháp kết phát triển hài hòa giữa các ngành kinh tế.
Tác giả tin tưởng việc thực hiện những giải pháp này sẽ giúp hoàn thiện vấn đề quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
1. Bộ Giao thông Vận tải (2008), Toàn cảnh Giao thông vận tải Viêt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
2. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Thực trạng và Quy hoạch hạ tầng Giao thông Vận tải Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007, về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
4. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương- Học viện Tài Chính, Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội 2016.
5. Bùi Văn Quyết (chủ biên), Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Thị Thu Hương, TS.Phạm Văn Nhật, Ths.Trần Thanh Mai- Học viện Tài Chính (2010), Giáo trình Quản lí hành chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội; 6. Du long. https://dainganxanh.wordpress.com/ Tháng Sáu 13, 2013.. 7. Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên); Mai Văn Bưu (2008) , Giáo trình Quản lý
Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Luật doanh nghiệp, Luật số: 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014; 9. Luật giao thông, Luật số: 23/2008/QH12 ban hành ngày 13 tháng 11
năm 2008;
10.Lưu Việt Anh. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” , Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại Học Thái Nguyên, năm 2012.
11.Nghị định số: 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
12.Nghị định, Số: 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ngày 24 tháng 02 năm 2017;
14.Nguyễn Như Ý. Từ điển tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo dục. Hà Nội 1998
15.Nguyễn Thanh Chương (2010), “Giải pháp nâng cao và Quản lý chất lượng VTHK liên tỉnh bằng ô tô”, Tạp chí Giao thông vận tải, (3/2010);
16.Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà; Đỗ Thị Hải Hà đồng chủ biên. Giáo trình “Quản lý học”. Nxb Kinh tế quốc dân; HN 2018. 17.Nguyễn Trọng Cơ; Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) - Học viện Tài
Chính (2017), Giáo trình Phân tích kinh tế , NXB Tài Chính, Hà Nội; 18.Nguyễn Xuân Điền (chủ biên), Ths.Đỗ Công Nông, Ths.Lê Xuân
Đại- Học viện Tài Chính (2014), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài Chính, Hà Nội;
19.Nguyễn Xuân Nguyên (2010), “Thực trạng hoạt động của các HTX Giao thông vận tải đường bộ và định hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Giao thông vận tải, (12/2010);
20.Phạm Việt Cảm. Luận văn thạc sỹ “ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam” , Đại học Đà Nẵng, năm 2013.
21.Thượng tá Trần Sơn (2009), “Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách và xe tải đuờng dài, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Giao thông vận tải, (9/2009);
22.Trần Ngọc Hạnh (2011), “Về mô hình HTX vận tải trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Giao thông vận tải, (12/2011);
24.Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Quyết định số: 14/2016/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao thông vận tải tỉnh Yên Bái. ngày 23 tháng 5 năm 2016.
25.Vũ Kim Dũng; Cao Thúy Xiêm đồng chủ biên. Giáo trình Kinh tế học quản lý. Nxb Hồng Đức, HN 2018.