Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 27)

ngoại cấp tỉnh

Để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh, có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

- Tính đồng bộ

Việc triển khai các chính sách, chương trình quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, thực hiện nhiều chính sách, chương trình khác nhau. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại không có nghĩa là tỉnh chỉ thực hiện các chương trình, chính sách về hoạt động kinh tế đối ngoại mà tỉnh có thể lồng ghép vào các hoạt động đối ngoại khác như văn hóa, xã hội, ngoại thương. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh mới có hiệu quả toàn diện.

- Tính công khai minh bạch

Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh cũng phải đảm bảo công khai, minh bạch. Đây là hoạt động cần sự chung tay, nỗ lực, phối hợp không chỉ có riêng một bộ phận, ban ngành nào mà cần sự nỗ lực của toàn thể các cấp chính quyền, địa phương, nhân dân. Do đó, hơn ai hết, nhân dân phải nắm được các chính sách, chương trình về kinh tế đối ngoại, để có thể vận dụng phù hợp trong thực tế cuộc sống.

- Tính hiệu lực

Quản lý nhà nước là một chức năng của Nhà nước, của các cấp ban ngành có liên quan, sử dụng quyền lực của nhà nước. Do đó, trước tiên các quyền lực này phải có hiệu lực, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện.

- Tính hiệu quả

Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh phải đảm bảo có hiệu quả, mang lại thành công và góp phần đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 27)