Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 72 - 74)

- Côngtác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu: Số lượng cán bộ biên chế

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.4. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về hoạt động kinh tế đối ngoại. Qua thanh tra, kiểm tra, nhiều sai phạm được nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời và nhờ đó, hiệu quả công tác QLNN về hoạt động kinh tế

đối ngoại ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa được tiến hành thường xuyên, các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về hoạt động kinh tế đối ngoại chưa được cơ quan chức năng quan tâm nhiều. Do đó, để công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian tới được thực hiện tốt hơn, các cơ quan chức năng cần thực hiện một cách quyết liệt một số nội dung sau:

- Tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về hoạt động kinh tế đối ngoại. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung kiểm tra các dự án đối ngoại trọng yếu, phức tạp và các dự án có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận lớn.

- Đẩy mạnh hơn nữa các cuộc thanh tra, kiểm tra và giám sát đột xuất. Tỉnh chủ động đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu Chính phủ quy định chế tài xử lý đối với những đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát đi thanh tra, kiểm tra, giám sát đơn vị vi phạm mà không phát hiện được sai phạm hoặc có báo cáo thiếu trung thực về kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát. Quá trình kiểm tra đi đôi với đôn đốc, khắc phục các lỗi trong hoạt động kinh tế đối ngoại (nếu có), hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn mình quản lý và điều chỉnh cách thức quản lý cho phù hợp.

- Quá trình giám sát, theo dõi và kiểm tra trong hoạt động kinh tế đối ngoại phải được thực hiện theo đúng quy định.

- Đăng tải đầy đủ về kết quả thanh tra, kiểm tra về hoạt động kinh tế đối ngoại theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã phê duyệt để phục vụ việc theo dõi, giám sát đánh giá tình hình thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Cơ quan thanh tra, kiểm tra cần chú trọng hơn nữa công tác theo dõi việc khắc phục các tồn tại, sai sót sau các cuộc thanh tra, kiểm tra, đảm bảo thực hiện nghiêm túc những nội dung Kết luận thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện Kết luận thanh tra, kiểm tra hoặc tiếp tục để xảy ra vi phạm.

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, phát triển đội ngũ thanh tra, kiểm tra có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kiến thức và kỹ năng tương xứng với yêu cầu công việc; hoàn thiện quy trình, chuẩn mực thanh tra; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thanh tra, kiểm tra đối với từng cuộc thanh tra cũng như từng thanh tra viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 72 - 74)