Với UBND tỉnh và sở ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 78 - 83)

- Côngtác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu: Số lượng cán bộ biên chế

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3.2. Với UBND tỉnh và sở ngành liên quan

- Bổ sung thêm biên chế cho Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên từ 24 lên 28 người, trong đó Phòng Kinh tế đối ngoại tăng thêm 02 biên chế để có đủ nhân lực vừa kịp thời giải quyết công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khi tỉnh đang tăng cường giao thương với các nước láng giềng.

- Ban hành cơ chế chính sách đặc biệt hợp đồng dài hạn để thu hút tuyển dụng và phát triển nhân tài, chủ yếu là những người có trình độ ngoại ngữ cao, có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại của địa phương.

KẾT LUẬN

Kinh tế đối ngoại là một hướng đi mới mà Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng, tập trung, định hướng cho các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có đường biên giới gần với các nước láng giềng, trong đó có Điện Biên. Với vị trí địa lý thuận lợi, Điện Biên đang ngày càng tập trung phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động này đang mang lại nhiều kết quả đáng mừng cho tỉnh. Để phát triển tốt hoạt động này, tỉnh đã xác định chức năng QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại là một trong những định hướng chính trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để làm rõ hơn chức năng này, luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên” đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra trong phần mở đầu. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại tại các địa phương cấp tỉnh; phân tích thực trạng quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên và tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017- tháng 6/2020 với những nội dung chính như bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ; việc thực hiện chính sách pháp luật của trung ương và ban hành chính sách của địa phương và công tác thanh tra, kiểm tra; thi đua khen thưởng. Sau khi phân tích, luận văn đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên và tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên; trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên và tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 2017-2019, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. Trong chương này, tác giả trình bày 03 nội dung chính, đó là định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025; các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên và một số kiến nghị, đề

xuất. Trong đó, nội dung chính tác giả tập trung đó là các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên. Tác giả đưa ra 05 nhóm giải pháp chính gồm: (i) Nhóm giải pháp về thể chế chính sách tạo lập môi trường đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại (chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch…); (ii) Nhóm giải pháp về xúc tiến, tăng cường liên kết đầu tư - thương mại; (iii) Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao năng lực bộ máy, tổ chức và công tác chỉ đạo điều hành; (iv) Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; (v) Nhóm giải pháp về truyền thông, quảng bá hoạt động kinh tế đối ngoại và nâng cao nhận thức về QLNN hoạt động kinh tế đối ngoại. Hi vọng các giải pháp này sẽ giúp tỉnh Điện Biên QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Để hoàn thành nghiên cứu này, tác giả đã nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, do điều kiện vừa học vừa làm, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về lý luận QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại chưa nhiều, kiến thức của bản thân tác giả còn hạn chế nên luận văn vẫn tồn tại một số thiếu sót. Do đó, luận văn mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn học viên để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.

1. Amkha Vong Meunka (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối

ngoại của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, 2013, Luận án tiến sĩ Quản

lý hành chính công, Học viện hành chính.

2. C. Mác – Tuyển tập Mác, Ăng-ghen, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2015), Giáo trình QLNN về kinh tế, Nhà Xuất bản Lao động xã hội.

4. Hà Văn Vấn (2020), Vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế đối ngoại trong

giai đoạn công nghiệp hoá ở các nước ASEAN vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ

Kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Hoàng Phê (2018), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức

6. Howard Senter (2003), Ra và thực thi quyết định: một số hướng dẫn thực

tiễn để có những quyết định sáng suốt, NXB Trẻ.

7. Huỳnh Thanh Hải (2017), Quản lý nhà nước về đối ngoại ở tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia.

8. La Văn Quý (2008), Đổi mới quản lý về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải

Phòng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Ngô Tuấn Nghĩa và cộng sự (2003), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê

nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Tâm lý học quản lý, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục.

11. Phan Huy Đường (2015), Giáo trình QLNN về kinh tế, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phan Thanh Phố (2005), Việt Nam với tiến trình gia nhập tổ chức thương mại

thế giới, NXB CTQG.

13. Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (2005), Chuyên đề Nghiên cứu đề xuất những giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại; mở rộng không gian kinh tế tỉnh đến năm 2025”, Chương trình nghiên cứu khoa học

phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2025.

14. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, NXB Giáo dục.

viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020-2025.

17. Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Điện Biên (2019), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

Kính gửi anh/chị!

Tôi là Kháng Mạnh Tứ, hiện đang công tác tại Phòng Lễ tân – Lãnh sự, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên. Tôi đang muốn khảo sát ý kiến về việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại tại Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên. Vì vậy, rất mong các anh/chị dành chút thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau. Tất cả các câu trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu này.Tôi cam kết các thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, những thông tin do các anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của các anh/chị!

Các anh/chị vui lòng khoanh tròn vào các lựa chọn, tương ứng với các ý kiến dưới đây: 1 Rất không đồng ý 2 Không đồng ý 3 Trung lập (bình thường) 4 Đồng ý 5 Hoàn toàn đồng ý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w