Điều kiện tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2, nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km.

Tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống với tổng số dân là 598.856 người (tính đến cuối năm 2019). Trong đó, người thái chiếm 38%, người H’Mông chiếm 30% và người Kinh chiếm 20% và còn lại là các dân tộc khác.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn người. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, có cặp cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Việt Nam) – Pang Hốc (Lào) và Lối mở A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc). Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng.

Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33)