Về bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 39 - 43)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3.1. Về bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ

Hiện nay, việc quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên do Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự chỉ đạo và giám sát của HĐND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Điện Biên.

a. Quá trình thành lập

Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, tiền thân là Ban Ngoại vụ và Biên giới tỉnh Lai Châu trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu trên cơ sở hợp nhất Ban Ngoại vụ và Ban Biên giới tỉnh theo Quyết định số 08/2003/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND tỉnh Lai Châu (cũ). Ban Ngoại vụ và Biên giới chỉ có 13 cán bộ công chức, gồm Trưởng Ban, 01 Phó trưởng Ban và 03 phòng chuyên môn. Trước yêu cầu và nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, ngày 03/8/2005 Sở Ngoại vụ được thành lập (theo Quyết định số 803/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên).

b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được cụ thể hóa tại các văn bản sau:

- Quyết định số 04/QĐ-SNgV, ngày 05/11/2011 của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên,

- Thông tư Liên tịch số 02/2015/TTLT-BNG-BNV (thay thế Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV), ngày 28/6/2015 của Liên Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện tại, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (sau đây gọi chung là công tác đối ngoại) của địa phương; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

- Sở Ngoại vụ thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tỉnh ủy) thông qua Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương hội nhập quốc tế, định hướng mở rộng quan hệ và triển khai toàn diện công tác đối ngoại của địa phương; tổ chức, quản lý công tác đối ngoại Đảng tại địa phương theo các quy định của Đảng.

- Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên giúp UBND tỉnh Điện Biên trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên làm đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của tỉnh Điện Biên ở nước ngoài.

Đối với công tác hợp tác quốc tế, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên còn tham mưu về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của địa phương phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xây dựng, tổ chức thực hiện

các kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế của địa phương, các đề án thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác của địa phương với các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định; và làm đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đối với công tác phi chính phủ nước ngoài, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên Làm cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung và thu hồi Giấy đăng ký và các hoạt động khác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại tỉnh Điện Biên; báo cáo Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác phi chính phủ nước ngoài theo quy định. Sở quản lý các hoạt động quan hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh Điện Biên; xây dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ ký kết với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đảm bảo yêu cầu về chính trị đối ngoại; đôn đốc công tác quản lý và báo cáo tài chính đối với các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài và là cơ quan thường trực Ban công tác phi chính phủ nước ngoài của địa phương.

c. Cơ cấu tổ chức và biên chế

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên

Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, 2019

Tính đến 31/12/2019, Sở có tất cả 24 công chức. Cụ thể như sau:

- Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; báo cáo trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo yêu cầu;

- Phó Giám đốc Sở gồm 03 người: giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

- Văn Phòng: Gồm 07 biên chế và 01 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP, gồm: Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng và 05 công chức, 01 lái xe.

- Phòng Lễ tân – Lãnh sự: Gồm 06 biên chế, gồm 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 04 công chức.

- Phòng Nghiệp vụ quản lý biên giới: Gồm 04 biên chế, gồm Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 02 công chức. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kinh tế đối ngoại Phòng Nghiệp vụ quản lý bien giới Phòng Lễ tân – Lãnh sự Văn phòng

Trong đó, Phòng Kinh tế đối ngoại là đơn vị chính trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.

Hiện tại, Phòng Kinh tế đối ngoại có 04 cán bộ. Cả 04 cán bộ đều có trình độ đại học, trong độ tuổi từ 30 đến 58 tuổi. Trưởng phòng có chuyên ngành Tài chính ngân hàng; Phó trưởng phòng có chuyên ngành Luật; 02 công chức có chuyên ngành Kế toán và Thẩm định giá. Chỉ có 01 công chức có bằng đại học chính quy và 03 công chức còn lại có bằng đại học tại chức. Về trình độ quản lý nhà nước, chỉ có 03/04 người là chuyên viên. Về trình độ tin học, Phó phòng và 02 công chức có trình độ tin học B và trưởng phòng không có. Về trình độ ngoại ngữ, trưởng phòng không biết bất cứ loại ngoại ngữ nào; phó phòng biết tiếng Anh A, 02 công chức biết tiếng Anh loại C.

Như vậy, về cơ bản đội ngũ công chức của Phòng Kinh tế đối ngoại có trình độ không cao, số lượng còn hạn chế. Trình độ học vấn của cán bộ, công chức ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để triển khai thực hiện trong thực tế nói chung, quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của tỉnh Điện Biên nói riêng. Riêng đồng chí trưởng phòng không biết ngoại ngữ cũng như tin học. Điều này gây khó khăn trong quá trình làm việc, giao tiếp với các chuyên gia/chuyên viên nước ngoài và ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w