Kết quả về hoạt động xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 36 - 39)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2.2. Kết quả về hoạt động xuất, nhập khẩu

Điện Biên có vị trí địa lý, kinh tế quan trọng ở khu vực Tây Bắc, là tỉnh duy nhất vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với hai nước bạn Lào và Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là Lào.

Trong những năm qua, Điện Biên chú trọng tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu như hướng dẫn dẫn doanh nghiệp lập thủ tục nhập khẩu gỗ qua khu vực mốc 49 xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ); giới thiệu doanh nghiệp sang khảo sát chuẩn bị đầu tư tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hoạt động thương mại biên giới được tăng cường trên tất cả các mặt; hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng rõ nét và hiệu quả. Hàng năm, Điện Biên đã tổ chức các đoàn cán bộ các sở, ngành và doanh nghiệp đi khảo sát và tìm kiếm thị trường, mở văn phòng đại diện tại các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan qua hoạt động hợp tác một số công ty, doanh nghiệp Điện Biên hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh Bắc Lào. Hai bên phối hợp triển khai khảo sát xây dựng các cặp chợ biên giới tại khu vực Nà Hỳ - Nà Khoa; Si Pa Phìn - Huổi Lả; Huổi Puốc - Na Son... theo quy hoạch chợ biên giới Việt Nam - Lào được Bộ Công Thương phê duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân qua lại trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động biên mậu, tăng cường khai thác và phát huy lợi thế các cửa khẩu, lối mở đẩy mạnh hoạt động buôn bán qua biên giới.

Đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Điện Biên tham gia phiên họp nhóm liên hợp giữa các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu (Việt Nam) với Vân Nam (Trung Quốc); đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Điện Biên và Vân Nam trong từng giai đoạn. Tỉnh ủy quyền cho sở Công Thương chủ trì cùng một số cơ quan, ban, ngành trong tỉnh hội đàm với đoàn đại biểu Chính phủ TP. Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam) thống nhất nội dung để phát triển thương mại biên giới tuyến biên giới Việt - Trung. Hiện nay, khu vực này đã hình thành chợ biên giới, tạo thuận lợi cho nhân dân 2 bên thăm thân, trao đổi hàng hóa góp phần phát triển kinh tế tại khu vực, nâng cao đời sống dân cư vùng biên giới. Tỉnh cũng chỉ đạo huyện Mường Nhé, thành phố Điện Biên Phủ

tăng cường quan hệ hợp tác với huyện Giang Thành, TP. Phổ Nhĩ; xây dựng đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách tại lối mở A Pa Chải…

Nhờ đẩy mạnh các chính sách xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, Trung Quốc luôn duy trì mức 7-10% các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào và Trung Quốc

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với

Bắc Lào 72 98,2 134,2

Xuất khẩu sang Bắc Lào 50,6 72,1 102,3

Nhập khẩu từ Bắc Lào 21,4 26,1 31,9

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với

Trung Quốc 43,3 50,9 55,6

Xuất khẩu sang Trung Quốc 32,1 37,3 40,4

Nhập khẩu từ Trung Quốc 11,2 13,6 15,2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với

Đông Bắc Thái Lan 32,1 25 36,4

Xuất khẩu sang Đông Bắc Thái Lan 21,3 23,5 25,2

Nhập khẩu từ Đông Bắc Thái Lan 9,8 10,5 11,2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 147,4 174,1 226,2

Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên

Nhìn bảng trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Điện Biên với các nước bạn có xu hướng tăng mạnh, tăng từ 147,4 tỷ USD năm 2017 lên 174,1 tỷ năm 2018 và 226,2 tỷ năm 2019. Trong đó, xuất nhập khẩu sang các tỉnh Bắc Lào chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 48,85% năm 2017; 56,4% năm 2018 và 59,33% năm 2019. Tiếp đó là xuất nhập khẩu sang các Trung Quốc và cuối cùng là Đông Bắc Thái Lan. Hàng hóa xuất khẩu là các mặt hàng xi măng, vật liệu xây dựng, nông sản và hàng tiêu dùng.

Tuy không thể so sánh được về mức độ sôi động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh, du lịch so với các cửa khẩu khác ở biên giới phía Bắc tại các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh hay Lào cai nhưng theo Chi cục Hải quan Cửa khẩu

quốc tế Tây Trang (Cục Hải quan tỉnh Điện Biên), năm 2018, đơn vị đã giải quyết thông quan cho 1.452 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, với tổng kim ngạch đạt trên 40,49 triệu USD, tăng gần 90% so với năm 2017. Quý I/2019, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang đã giải quyết thông quan cho 429 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, với kim ngạch đạt trên 8,86 triệu USD. Các mặt xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Điện Biên và một số tỉnh khác đi qua cửa khẩu này gồm xi măng, vật liệu xây dựng, nông - lâm sản, đồ gia dụng; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nông sản...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 36 - 39)