Với Quốc hội, Chính phủ ( tách QH với CP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 76 - 78)

- Côngtác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu: Số lượng cán bộ biên chế

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3.1. Với Quốc hội, Chính phủ ( tách QH với CP)

hợp với đòi hỏi của thị trường quốc tế, nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiến hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Chấm dứt tình trạng thay đổi chính sách có hiệu lực hồi tố và chấm dứt tình trạng hình sự hoá các mối quan hệ dân sự. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách; áp dụng thí điểm mô hình liên kết bên trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu (doanh nghiệp liên kết với trường, viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước).

- Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng kích thích sản xuất kinh doanh những ngành quan trọng, nâng cao sức cạnh tranh thúc đẩy chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chứ không chỉ nhằm tận dụng tối đa nguồn thu cho ngân sách. Chính sách thuế phải đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo ra sự bình đẳng trong lưu chuyển vốn giữa các ngành nghề kinh doanh.

- Tạo lập và duy trì sự phát triển một cách lành mạnh các chủ thể cạnh tranh, tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách đa sở hữu, đa thành phần kinh tế và đa chủ thể tham gia cạnh tranh trong mỗi thành phần kinh tế.

- Phối hợp các chính sách kinh tế nhằm kiểm soát, hạn chế tình trạng độc quyền trong kinh tế, thực hiện rộng rãi chính sách tự do hoá thương mại nhằm giảm thiểu tác hại của độc quyền; Nhà nước cần ban hành và thực hiện có hiệu quả Luật cạnh tranh lành mạnh để kiểm soát độc quyền.

- Chính phủ cần nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn dưới luật về chế tài xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hay báo cáo hình thức. Cần có chế tài xử lý thật nghiêm đối với các cơ sở đào tạo về kinh tế đối ngoại vi phạm pháp luật.

- Chính phủ nghiên cứu, tham mưu Quốc hội sửa đổi Luật Ngoại giao hiện hành theo hướng tách đơn vị thực hiện chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra và giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong hoạt động kinh tế đối ngoại độc lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w