Nâng cao năng lực bộ máy, tổ chức và côngtác chỉ đạo điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 70 - 72)

- Côngtác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu: Số lượng cán bộ biên chế

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.3.2. Nâng cao năng lực bộ máy, tổ chức và côngtác chỉ đạo điều hành

Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên, chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành trực tiếp của UBND tỉnh, sự lãnh đạo của tỉnh ủy thông qua các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy và sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. Theo phân tích ở Chương 2, đội ngũ cán bộ của Sở chưa có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa thực hiện công việc hiệu quả cao nhất. Do đó, trong thời gian tới, Sở cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại. Cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ Lãnh đạo nói chung, đặc biệt là người đứng đầu thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ đầu tư, bên mời thầu, … về tầm quan trọng của việc học, nâng cao trình độ, kiến thức về lĩnh vực kinh tế đối ngoại để bản thân tự giác học tập nâng cao, cũng như quan tâm tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử cán bộ đi học.

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công tác kinh tế đối ngoại, rà soát đánh giá lại số lượng chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; bố trí, sắp xếp hợp lý nhân sự cho từng lĩnh vực quản lý chuyên môn phòng, ban và văn phòng Sở.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ công chức làm công tác kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết sâu về kiến thức hội nhập, cập nhật thường xuyên về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của Đảng, Nhà nước; độ thông thạo ngoại ngữ, nhiệt tình ham học hỏi, cầu tiền, tự vương lên, trước mắt tự phát huy nội lực từ nguồn công chức cơ quan, những người đã gắn bó, có kinh nghiệm trong ngành ngoại vụ; quan tâm nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ công chức nữ, đổi mới phương thức đánh giá công chức toàn diện và thực chất về chất lượng, hiệu quả công việc, đảm bảo công bằng, khuyến khích công chức lao động, sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

động kinh tế đối ngoại của tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng tham mưu dự báo tình hình mới, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên cần có kế hoạch xây dựng đề án quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan đúng theo quy định; đăng ký thi tuyển công chức bổ sung về số lượng, chú trọng chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương; đi đôi xây dựng kế hoạch đào tạo theo các hình thức như:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức kể cả đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài để chủ động trong bố trí sử dụng và quy hoạch công chức. Đối với công tác quy hoạch đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực, phẩm chất công chức, tạo được cơ cấu hợp lý nhằm đảm bảo sự chuyển biến liên tục và kế thừa. Bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế đối ngoại đòi hỏi công chức phải biết và sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ đồng thời chú trọng đào tạo về lý luận chính trị. Đây là yêu cầu của nội dung đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn, nâng cao bản lĩnh chính trị.

+ Thường xuyên cử công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh, huyện tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao và các quỹ quốc tế tổ chức để kịp thời cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình và xu thế vận động phát triển của thế giới; phối hợp với các cơ quan Vụ, Cục chuyên môn của Bộ Ngoại giao tổ chức các hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn về nghiệp vụ đối ngoại; về công tác lãnh sự, lễ tân ngoại giao… hoặc cử công chức tham gia các chương trình nêu trên do các tỉnh, thành bạn tổ chức để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ.

+ Kết hợp với việc đưa công chức cơ quan đi đào tạo nước ngoài theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, với tận dụng các quỹ học bổng của nước ngoài, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để đưa công chức làm công tác đối ngoại vừa có thể nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận kiến thức, thành tựu của nước ngoài, đồng thời là phương pháp tốt nhất để thực hành và nâng cao trình độ ngoại ngữ của công chức.

nghiệm, chuyên môn sâu về đối ngoại, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm và biết thực hiện các quy định pháp luật kinh tế đối ngoại hiện hành. Tăng số lượng và chất lượng chuyên viên tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Ngoại vụ. Ngoài ra, có chính sách, chế độ phù hợp thu hút các chuyên gia giỏi trên lĩnh vực kinh tế, đối ngoại để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động kinh tế đối ngoại hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương. - Quy định chặt chẽ, mở rộng hơn về việc yêu cầu các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ để các đối tượng chủ động, tự giác nâng cao trình độ chuyên môn để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Lựa chọn, thiết kế các chương trình đào tạo hợp lý nhằm trang bị kiến thức về kinh tế đối ngoại, kỹ năng, thái độ cần thiết. Tập trung vào trang bị các kiến thức cơ bản như pháp luật, đối ngoại, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học quản lý, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết công việc liên quan về kinh tế đối ngoại.

- Phối hợp với cơ sở đào tạo xây dựng nội dung, chương trình đào tạo riêng cho từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và phải thống nhất trong phạm vi cả tỉnh, như: Đào tạo về lập kế hoạch kinh tế đối ngoại; phân tích, đánh giá chính sách/chương trình đối ngoại,… Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng: (i) ở vị trí công việc đó cán bộ, công chức, viên chức được làm những gì?, (ii) cán bộ, công chức, viên chức phải làm gì để thực hiện công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất đối với việc thực hiện và quản lý về hoạt động kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 70 - 72)