Nhóm giải pháp về thể chế chính sách tạo lập môi trường đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại (chính sách thu hút đầu tư, quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 64 - 66)

- Côngtác đào tạo cán bộ, công chức chuyên trách trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tại tỉnh Điện Biên còn yếu: Số lượng cán bộ biên chế

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách tạo lập môi trường đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại (chính sách thu hút đầu tư, quy

thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại (chính sách thu hút đầu tư, quy hoạch…)

Thể chế chính sách tạo lập môi trường đầu tư đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên phát triển. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại, trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Thể chế chính sách chung của tỉnh phải đặt trọng tâm vào những nội dung hoạt động của kinh tế đối ngoại. Tỉnh cần xây dựng các quy hoạch, kế hoạch riêng biệt cho hoạt động kinh tế đối ngoại, có chiều sâu, đặt đúng vai trò, vị trí của công tác quy hoạch kinh tế đối ngoại trong quy hoạch phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý của các cơ quan QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua tổ chức thực thi các Luật, các quy định có liên quan đến các hoạt động kinh tế đối ngoại và đối ngoại. Đẩy mạnh công tác thông tin kinh tế đối ngoại, chú trọng công tác dự báo, cung cấp đánh giá về những chuyển biến, chiều hướng phát triển lớn của nền kinh tế thế giới, khu vực và các trung tâm kinh tế quan trọng mà các ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có tiềm năng hội nhập, các chính sách và kinh nghiệm phát triển của các nước. Tăng cường thông tin, quảng bá hình ảnh tỉnh Điện Biên với bên ngoài, phối hợp với thực hiện các chương trình quảng bá quốc gia và các hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại lớn của Trung ương.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế phân cấp, phối hợp trong QLNN trên địa bàn tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt. Tăng cường củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tinh gọn và hiệu quả phù hợp với yêu cầu đổi mới, sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X).

Tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý thông qua việc rà soát các văn bản pháp quy tỉnh đã ban hành, huỷ bỏ, điều chỉnh và bổ sung để đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật của Trung ương, phù hợp với những cam kết với WTO, triển

khai kịp thời, đầy đủ và nghiêm túc các văn bản pháp luật Trung ương mới ban hành. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh hội nhập của doanh nghiệp, sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vv…

Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội của tỉnh trong quản lý nhà nước về đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Việc xây dựng quy chế phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở pháp lý, tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Điện Biên.

Tiếp tục rà soát lập mới, điều chỉnh quy hoạch xây dựng các đô thị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế; triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện hoàn thành mục tiêu nâng cấp thành phố Điện Biên phủ lên đô thị loại II. Đẩy mạnh công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (trong tất cả các khâu) để đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án; phấn đấu thực hiện hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm đã xác định đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020.

Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Điện Biên cần tiếp tục tăng cường việc đối thoại giữa chính quyền các cấp với cộng đồng doanh nghiệp để tạo đồng thuận, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh. Để tạo tiếng nói chung giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc tỉnh với các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tỉnh cần duy trì và tăng cường tổ chức Hội nghị gặp mặt và đối thoại với doanh nghiệp. Tại buổi gặp mặt, đại diện các doanh nghiệp sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, phản ánh một số vấn đề vướng mắc trong đầu tư thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh. Những kiến nghị của danh nghiệp sẽ được tỉnh tiếp thu và chỉ đạo các các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước tập trung giải quyết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cũng như thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh.

Đồng thời, phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp với vai trò là cầu nối giữa chính quyền tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp.

Ban quản lý các khu kinh tế cần tranh thủ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi xuất nhập cảnh, bảo đảm thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, đi lại, làm việc của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển thương mại biên giới trong phạm vi các cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w