Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 38 - 39)

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên nước

Khái niệm “quản lý” dựa trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau sẽ được định nghĩa khác nhau, tại luận văn này tác giả tiếp cận một số khái niệm về “quản lý” từ một số tài liệu: Theo giáo trình Khoa học quản lý tập 1, Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2004 thì “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường” (Giáo trình khoa học quản lý tập 1, 2004, trang 11). Theo Giáo trình Quản lý học, Khoa khoa học quản lý, Trường đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2016: “ Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực, hoạt động của hệ thống xã hội nhắm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động ” (Giáo trình Quản lý học, 2016, trang 37).

Quản lý của nhà nước đối với tài nguyên nước là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên đối tượng bị quản lý là tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả để đạt được các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác; người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn nguồn nước có trách nhiệm ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi thực hiện, bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w