phân cấp quản lý
Trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh để phục vụ lập phương án quy hoạch tài nguyên nước để tích hợp vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh giá tài nguyên nước; kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần; điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước; xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực. Nội dung hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước bao gồm: Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển; lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước; đánh giá số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm
nguồn nước dưới đất; lập bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước; đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển; phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; xác định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước; đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra; xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
3.3.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
Hiện nay, tỉnh Sơn La chưa xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, mới đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình/nhà máy thủy điện. Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Sơn La xác định việc quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Do vậy, ngay trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND tỉnh cho phép triển khai dự án đầu tư ” xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La” nhằm đảm bảo lưu trữ một cách hệ thống, đầy đủ, dễ dàng tra cứu, sử dụng và cập nhật các thông tin về tài nguyên nước và liên quan phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước của địa phương, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như trên địa bàn; thiết lập giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo tương thích với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và phù hợp tối đa với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La để đảm bảo: lưu trữ, cập nhật, truy xuất dễ dàng, có tính bảo mật cao; chi phí vận hành, bảo trì hợp lý; dễ dàng nâng cấp mở rộng khi cần thiết; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiếp cận thông tin, khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên.
Nhiệm vụ của dự án gồm có:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến tài nguyên nước trên địa bàn của tỉnh bao gồm: Các tài liệu, số liệu về địa hình, địa chất, các bản đồ và báo cáo đi kèm thuyết minh kết quả công tác đo vẽ, điều tra khảo sát địa hình, địa chất ở các tỷ lệ khác nhau; các tài liệu, số liệu về loại đất, rừng, hiện trạng sử dụng đất, các báo cáo và bản đồ; các tài liệu về khí tượng: số lượng và vị trí các trạm, chuỗi số liệu quan trắc của các trạm bao gồm lượng mưa, bốc hơi; các tài liệu về tài nguyên nước mặt: các bản đồ, báo cáo điều tra tài nguyên nước mặt, mạng sông suối, hồ chứa (dung tích, mục đích sử dụng, lưu lượng cấp, v.v), các trạm quan trắc thủy văn (vị trí, chuỗi số liệu quan trắc); các tài liệu, số liệu về tài nguyên nước dưới đất: các bản đồ, số liệu lỗ khoan và các báo cáo thuyết minh của các dự án, dự án đo vẽ bản đồ địa chất thủy văn, điều tra đánh giá và tìm kiếm nước dưới đất ở các tỷ lệ khác nhau; thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu về khai thác sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu về quy hoạch lưu vực sông; quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước quốc tế; thu thập, tổng hợp tài liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng tài nguyên nước của từng đối tượng sử dụng; thu thập tổng hợp các văn bản pháp luật về điều tra, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước do Trung ương và địa phương ban hành; thu thập, tổng hợp thông tin, dự liệu về cấp, thu hồi, gia hạn và trả lại giấy phép tài nguyên nước;
- Điều tra bổ sung thông tin, dữ liệu tài nguyên nước cần thiết để tổng hợp đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu được phân loại, phân nhóm tài liệu, số liệu đã thu thập được để trên cơ sở đó định hình các nguyên tắc và cách tổ chức cơ sở dữ liệu; số hóa các tài liệu, dữ liệu thu thập được dựa theo các nguyên tắc và tổ chức dữ liệu nêu trên; xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu số và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; nhập liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu; xây dựng các loại bản đồ tài nguyên nước phục vụ quản lý tài nguyên nước; tạo lập biểu mẫu báo cáo phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước trong tỉnh.
- Soạn thảo trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy chế về xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3.3.8. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên quý giá, thiết yếu cho sự sống và phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Jonhanesburg - Nam Phi, nước đã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Vì vậy ở mọi nơi, đặc biệt là các quốc gia mà nguồn tài nguyên nước không dồi dào, người ta rất quan tâm đến công tác truyền thông về nước để mọi tổ chức, mọi địa phương và mọi người nâng cao hiểu biết và góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm và phòng chống suy thoái nguồn tài nguyên nước quý giá này. Qua tập hợp thông tin của nhiều nước và các địa phương trong nước có thể có những hình thức truyền thông khác nhau nhưng đều có mục tiêu là để mọi người thấy được là nguồn nước có hạn, lại dễ bị suy thoá trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn nên phải có ý thức sử dụng tiết kiệm và tham gia vào việc phòng chống suy thoái nguồn nước quý giá này. Nhìn chung các chương trình truyền thông thường có môt số nội dung (chủ đề) chính sau: Nguồn tài nguyên nước thì có hạn trong khi nhu cầu sử dụng thì lớn và luôn tăng; Nước và sức khỏe - Qua đó đưa ra yêu cầu về chất lượng nước; Suy thoái tài nguyên nước - Nguyên nhân và giải pháp kèm theo là lồng ghép giới thiệu về pháp chế và các quy định về vấn đề bảo vệ chống suy thoái tài nguyên nước; Nước dưới đất - Nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và khai thác hợp lý Nước và thiên tai; Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước; Truyền thông về các văn bản pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước.
Trong thời gian tới, cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước đảm bảo đa dạng, thiết thực, hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế về nội dung này trong thời gian qua. Giải pháp thực hiện cụ thể:
- Truyền thông nội dung các văn bản về pháp luật dưới các hình thức hỏi đáp, minh họa đơn giản để cộng đồng dễ hiểu và tham gia.
- Truyền thông những kiến thức cơ bản mà các nước trên thế giới và cacsd dịa phương trong nước đã làm, trước mắt trong 2 năm (2020-2021) cần tập trung cho những nội dung: Tài nguyên nước có hạn, lại phân bố không đều và 62% là phụ thuộc bên ngoài trong khi nhu cầu sử dụng thì còn tăng; nhu cầu sử dụng và dự báo nhu cầu sử dụng nước; tình hình suy thoái tài nguyên nước (lượng, chất); giải pháp để giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước; nước cho sức khỏe; nước cho phát triển -
cần làm gì để phát triển bền vững tài nguyên nước; lưu vực sông, suối những vấn đề đặt ra trong phát triển và bảo vệ lưu vực sông, suối; nước dưới đất - những vấn đề về khai thác và bảo vệ; nước và thiên tai (sói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán...); giải pháp giảm thiểu, hạn chế; những giải pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp...
- Tổ chức triển khai thực hiện: Biên tập các tài liệu truyền thông cho các đối tượng là cán bộ quản lý và cán bộ tuyên truyền vận động ở cấp tỉnh, huyện, xã; học đường (học sinh các cấp học); cộng đồng dân cư. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn cho các đối tượng khác nhau. Xây dựng mạng lưới truyền thông: ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cơ quan báo, đài của địa phường và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép với các chương trình phổ biến kiến thức về dân số, sức khỏe, vệ sinh môi trường... của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và UBND các cấp để tuyên truyền một số nội dung về nước cho phù hợp và hiệu quả. Định kỳ (6 tháng/lần) tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, cập nhật thêm tư liệu để bổ sung nâng cao các tài liệu truyền thông; hàng năm có thể tổ chức đánh giá để kipọ thời chấn chỉnh, đề ra biện pháp, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, xác định phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để triển khai làm tốt hơn (thành phần hẹp nhưng cần làm cho sâu sắc).
3.3.9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước
Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Trọng tâm là thanh tra, kiểm tra việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phưong án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; việc cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và việc thực hiện giấy phép về tài nguyên nước. Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin và trả lời những vấn đề cần thiết; thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường. Kịp thời, thường xuyên phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính để ban
hành quyết định đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; tạm đình chỉ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nưóc, xả nước thải và các hoạt động khác có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng đến nguồn nước và gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Sau các cuộc thanh tra, kiểm tra hàng năm, cần phải kịp thời ban hành văn bản đôn đốc nhắc nhở và ấn định thời gian yêu cầu các đơn vị phải khắc phục các sai phạm, vi phạm; lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính, đồng thời chấn chỉnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm đối với các đơn vị không thực hiện các quy định về tài nguyên nước để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.