Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 52 - 54)

- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Đã ban hành 06 văn bản quản lý tài nguyên nước, gồm: Quyết định quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; Kế hoạch điều tra tài nguyên nước dưới đất trên toàn địa bàn thành phố (thời gian tổ chức thực hiện trong năm 2016, đồng loạt

tại tất cả các quận/huyện trên toàn địa bàn thành phố); Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015- 2020; Chỉ thị tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Công tác cấp giấy phép tài nguyên nước: Đã cấp 71 giấy phép về tài nguyên nước (gồm: 51 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; 04 giấy phép khai thác nước mặt và 16 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật: Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, tập trung chủ yếu ở các hành vi: Một số công trình đang khai thác tài nguyên nước nhưng chưa có giấy phép; các cơ sở chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hoặc chưa đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của thành phố; thực hiện không đầy đủ việc quan trắc, giám sát nguồn nước (mực nước, lưu lượng, chất lượng nước trong quá trình khai thác, sử dụng theo quy định của nội dung giấy phép). Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, bước đầu nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Tổ chức tọa đàm, phóng sự, thi tìm hiểu hợp tác, chia sẻ, chung tay bảo vệ nguồn nước trên phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và Website của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước: Đã lập quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt hệ thống sông trên địa bàn thành phố phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước đến năm 2020”; phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục vụ cho công tác quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2020”; phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; phê duyệt đề án “Quy hoạch tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

quyết đó là: Cần chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ dòng chảy và vận hành của các hồ; rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất - sử dụng nước, phát triển các ngành, nghề sử dụng ít nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nước. Đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đầu tư công trình xử lý, sản xuất nước ngọt từ nước biển. Tăng cường hợp tác, chia sẻ lợi ích, trao đổi kinh nghiệm sử dụng nguồn nước. Cần sớm có quy định về phân vùng mục đích sử dụng nước và đầu tư cho việc bảo vệ tài nguyên nước. Tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý ở địa phương; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w